65 năm truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/7/2012 | 9:35:27 AM

YBĐT - Ngày 28/7/1947, Đại hội lần thứ nhất Liên hiệp Công đoàn tỉnh Yên Bái được tổ chức đã đánh dấu mốc son quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành, phát triển của tổ chức công đoàn...

Niềm vui sản phẩm mới. (Ảnh: Thanh Miền)
Niềm vui sản phẩm mới. (Ảnh: Thanh Miền)

Ngày 28 tháng 7 năm 1929, tại ngôi nhà số 15 phố Hàng Nón - Hà Nội đã diễn ra Đại hội thành lập Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ, Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - Ủy viên Ban chấp hành lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng phụ trách công tác công vận của Đảng đứng đầu.

 Ngày 20/6/1946, Hội nghị cán bộ, công nhân cứu quốc họp, quyết định đổi tên thành Công đoàn. Đến 20/7/1946, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ra đời. Lần đầu tiên giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam có đoàn thể rộng lớn của mình, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo công nhân lao động (CNLĐ), có điều lệ, có cơ quan ngôn luận riêng, vì thế, Công đoàn Việt Nam ngay từ khi ra đời đã là Công đoàn cách mạng, tuyệt đối tin tưởng và trung thành với Đảng.

83 năm qua, tổ chức công đoàn Việt Nam trải qua nhiều tên gọi khác nhau, từ Công hội đỏ đến Ái hữu nghiệp đoàn, Công nhân phản đế, Công nhân cứu quốc, Công đoàn, Tổng Công đoàn và Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam ngày nay.

Cùng với sự lớn mạnh của phong trào CNVCLĐ và Công đoàn trong cả nước, tổ chức công đoàn tỉnh Yên Bái cũng không ngừng lớn mạnh và phát triển. Từ năm 1944 với hình thức ban đầu là Hội Ái hữu đề - pô xe lửa Yên Bái, ngày 28/7/1947, Đại hội lần thứ nhất Liên hiệp Công đoàn tỉnh được tổ chức đã đánh dấu mốc son quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành, phát triển của tổ chức công đoàn tỉnh Yên Bái.

Liên hoan Tiếng hát CNVCLĐ tỉnh Yên Bái năm 2012

Tại Đại hội lần thứ nhất, đồng chí Nguyễn Tiến Lãng được bầu làm Chánh thư ký Liên hiệp công đoàn tỉnh. Sự ra đời của Liên hiệp Công đoàn Yên Bái có ý nghĩa to lớn đối với việc tổ chức động viên CNLĐ hăng hái tham gia bảo vệ chính quyền cách mạng, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần chấm dứt sự chiếm đóng của thực dân Pháp trên mảnh đất Yên Bái.

Bước vào thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, đội ngũ CN và tổ chức công đoàn Yên Bái - Nghĩa Lộ đã ra sức thi đua lao động sản xuất cùng cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc “bỏ khu hợp tỉnh” ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ hợp nhất thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, căn cứ vào Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh và phương hướng chỉ đạo của Tổng công đoàn, Đại hội Công đoàn tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ nhất (10/1977) đã xác định nhiệm vụ trung tâm của phong trào CNVC và hoạt động công đoàn trong tỉnh là tổ chức giáo dục, vận động toàn thể CNVC ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Tỉnh lần thứ nhất, góp phần nhanh chóng đưa tỉnh Hoàng Liên Sơn trở thành một tỉnh giàu có về kinh tế, vững chắc về chính trị, mạnh mẽ về quốc phòng, có đời sống ngày càng văn minh, tiến bộ.

Tỉnh Yên Bái được thành lập lại từ sau khi có quyết định tách tỉnh Hoàng Liên Sơn ngày 01/10/1991. Hoạt động công đoàn và phong trào CNVC tỉnh trong sự nghiệp đổi mới đất nước đã đạt được những thắng lợi quan trọng trên nhiều lĩnh vực, tham gia có hiệu quả vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động (NLĐ).

Trong suốt chiều dài lịch sử, LĐLĐ tỉnh Yên Bái đã tổ chức 17 lần đại hội, đề ra các nghị quyết quan trọng trong việc tổ chức phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn. Về sự phát triển đoàn viên và tổ chức công đoàn, từ 5-6 tổ chức công đoàn cơ sở (CĐCS), đến nay đã có 1.113 CĐCS với trên 38 nghìn đoàn viên công đoàn trong tổng số gần 41.000 CNVCLĐ ở các đơn vị có tổ chức công đoàn. CNVCLĐ có mặt trong mọi lĩnh vực xã hội, ở tất cả các thành phần kinh tế, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, góp phần quan trọng trong sự phát triển chung của tỉnh.

Hoàn thiện sản phẩm sứ cách điện tại Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn.

Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được thông qua tại kỳ họp thứ III, Quốc hội khóa XIII đã kịp thời thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và thực hiện Nghị quyết số 20 ngày 28/1/2008 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VI (khoá X) về: “Tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. Theo đó, Luật Công đoàn sẽ phù hợp, tương thích với các quy định của Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan; xác định rõ vị trí, chức năng, quyền và cơ chế đảm bảo để công đoàn thực hiện tốt chức năng trong thời kỳ mới.

Nhận rõ trách nhiệm của mình, nhanh chóng đổi mới tổ chức và hoạt động, trong thời gian tới, nhiệm vụ xây dựng GCCN và tổ chức công đoàn tỉnh Yên Bái phải tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau đây:

Một là: Chăm lo cho CNVCLĐ tập trung vào 4 lĩnh vực: việc làm, an toàn, đời sống, dân chủ. Phát huy và thực hiện tốt vai trò giám sát của tổ chức công đoàn, tham gia ý kiến về các chế độ, chính sách có liên quan đến người LĐ, quan hệ lao động.

Hai là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị trong CNVCLĐ, sứ mệnh lịch sử của GCCN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ba là: Tập trung các nguồn lực cho đào tạo, nâng cao trình độ mọi mặt của CN, từng bước trí thức hóa CN nhằm tạo lập kỹ năng, kiến thức tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo cho CN.

Bốn là: Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước. Tập trung phát động thi đua tại cơ sở, qua các phong trào thi đua, đối tượng khen thưởng, ưu tiên cho CNLĐ giỏi, công chức, viên chức tận tuỵ, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, có sáng kiến được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn, có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội và có sức lan tỏa trong cộng đồng.

Năm là: Xây dựng GCCN gắn liền với xây dựng tổ chức công đoàn và xây dựng Đảng, góp phần để GCCN phát huy vai trò của mình. Quan tâm tạo điều kiện cho CNLĐ theo đúng quy định của pháp luật, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh ở mọi cấp, mọi ngành, mọi khu vực, mọi thành phần kinh tế. Tăng cường hơn nữa công tác phát triển Đảng trong CNLĐ, nhất là CNLĐ ngoài quốc doanh, chú ý đào tạo cán bộ công đoàn từ những công nhân ưu tú nhằm không ngừng bổ sung cho các cơ quan Đảng, chính quyền những cán bộ vừa “hồng”, vừa “chuyên” xuất thân từ CN.

Sự lớn mạnh của tổ chức công đoàn tỉnh Yên Bái trong 65 năm qua, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự phối hợp của chính quyền các cấp, tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh và sự ủng hộ đầy tâm huyết của các thế hệ CNVCLĐ. Tổ chức Công đoàn và CNVCLĐ tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và sự tin yêu của nhân dân, vững bước đi lên hoàn thành sự nghiệp CNH- HĐH của tỉnh vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

 Hà Chí HọpỦy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Yên Bái 

Các tin khác
Thắp nến tri ân liệt sĩ tại Nghĩa trang Cần Thơ.

Nhân kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7), sáng 26.7, Đoàn đại biểu BCH T.Ư Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban T.Ư MTTQ VN đã đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kể từ cuối tháng 10/2011 đến 25/7/2012, Bộ Nội vụ Malaysia đã làm thủ tục hồi hương cho 189.765 người nhập cư bất hợp pháp, trong đó có 6.254 người Việt Nam, theo chương trình hợp pháp hóa và ân xá lao động nước ngoài đang làm việc bất hợp pháp tại Malaysia (chương trình 6P).

Rãnh áp thấp gây mưa, giông rải rác khắp miền Bắc. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, lũ trên hệ thống sông miền Bắc đang lên cao sau đợt mưa lớn.

Ngày 26-7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Pháp lệnh đã được thông qua tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 01-9-2012.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục