Hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 8 và mưa lũ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/11/2012 | 2:26:37 PM

Nhằm khắc phục hậu quả bão số 8 và mưa lũ, mới đây Bộ Tài chính vừa có công văn trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí, xuất gạo không thu tiền từ nguồn dự trữ Nhà nước... kịp thời góp phần khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra tại một số địa phương.

Người dân khắc phục hậu quả bão số 8. (Ảnh: Interrnet)
Người dân khắc phục hậu quả bão số 8. (Ảnh: Interrnet)

Theo công văn trên, để đối phó với thiên tai gây ra, các tỉnh đã chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực khác để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống trước mắt cho nhân dân.

Tuy nhiên, do mức độ thiệt hại lớn vượt quá khả năng địa phương, vì vậy, các tỉnh đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ lương thực và kinh phí để tiếp tục khắc phục hậu quả.

Trên cơ sở báo cáo của các địa phương về tình hình thiệt hại, ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sau khi đi thực tế và khả năng ngân sách của từng địa phương, phạm vi hỗ trợ chỉ tập trung vào một số địa phương bị thiệt hại nặng do bão số 8 và mưa, lũ gây ra gồm các tỉnh, thành phố Nam Định, Thái Bình, TP Hải Phòng, Hải Dương và Hà Giang; Bộ Tài chính thống nhất với đề nghị của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ các địa phương 210 tỷ đồng để thực hiện cứu trợ đột xuất (gia đình có người chết, bị thương, nhà đổ, sập, trôi) và sửa chữa, khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu về giao thông, thuỷ lợi…

Cụ thể, tỉnh Nam Định 70 tỷ đồng, tỉnh Thái Bình 70 tỷ đồng, TP Hải Phòng 50 tỷ đồng, tỉnh Hải Dương 10 tỷ đồng và tỉnh Hà Giang 10 tỷ đồng.

Về hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất, đề nghị các tỉnh chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ nhằm sớm ổn định sản xuất. Tuy nhiên, do mức thiệt hại lớn đối với một số địa phương trong khi ngân sách địa phương khó khăn, trước mắt Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ tạm ứng ngân sách trung ương 88 tỷ đồng để địa phương có nguồn kinh phí để thực hiện; trong đó, tỉnh Thanh Hóa là 3 tỷ đồng, tỉnh Ninh Bình 5 tỷ đồng, tỉnh Nam Định 20 tỷ đồng, tỉnh Thái Bình 30 tỷ đồng, TP Hải Phòng 20 tỷ đồng, Hải Dương 7 tỷ đồng và Hưng Yên 3 tỷ đồng. Căn cứ số kinh phí các địa phương thực chi, Bộ Tài chính sẽ xem xét hỗ trợ các địa phương từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương và thu hồi số kinh phí đã tạm ứng; đồng thời tổng hợp báo Thủ tướng Chính phủ.
 
Bộ Tài chính cũng đã đề nghị xuất 2.500 tấn gạo không thu tiền từ nguồn Dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương; trong đó tỉnh Nam Định là 1.000 tấn, Ninh Bình 500 tấn, Sơn La 500 tấn và Hà Giang 500 tấn. Đồng thời, đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo sử dụng số gạo trên đúng mục đích, đối tượng và rà soát lại nhu cầu, trường hợp cần hỗ trợ tiếp thì báo cáo Thủ Tướng Chính phủ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để xem xét hỗ trợ, không để cho người dân bị đói.

Về hỗ trợ hạt giống rau phục hồi sản xuất, theo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số địa phương đề nghị hỗ trợ giống rau gồm: Quảng Ninh là 8 tấn, Hải Phòng 2 tấn, Nam Định 51 tấn, Hà Nam 3 tấn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị cấp bằng tiền 9,45 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc hỗ trợ bằng tiền phải thực hiện ứng ngân sách trung ương theo quy định, vì vậy đối với trường hợp các địa phương đề nghị được hỗ trợ bằng hiện vật, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát lượng hạt giống còn tồn kho, trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ các địa phương.

Về nguồn hỗ trợ, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cho sử dụng 210 tỷ đồng dự phòng ngân sách trung ương năm 2012 hỗ trợ các địa phương thực hiện cứu trợ đột xuất (gia đình có người chết, bị thương, nhà đổ, sập, trôi) và sửa chữa, khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu về giao thông, thuỷ lợi… do bão số 8 và mưa lũ gây ra và ứng ngân sách trung ương 88 tỷ đồng để hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi theo qui định.

Theo báo cáo của Ban phòng chống lụt bão Trung ương, từ đầu năm đến nay thiên tai đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản trên địa bàn cả nước.

Riêng bão số 8 đã làm 10 người chết và mất tích; 60.866 nhà bị đổ, hư hại; 32.683 ha lúa, 90.616 ha hoa màu bị hư hại; phá huỷ nhiều công trình thủy lợi; gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Thiệt hại về tài sản của các địa phương ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng; trong đó: tỉnh Thái Bình 6.660 tỷ đồng, tỉnh Nam định 872 tỷ đồng, TP Hải Phòng 972 tỷ đồng, tỉnh Hải dương 1.437 tỷ đồng.

(Theo HNMO)

Các tin khác

YBĐT - Ngày 15/11, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thi Kỹ năng ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn đối với các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Yên Bái năm 2012.

Người dân xôn xao vì Bắc Trà My liên tiếp xảy ra động đất.

Một trận động đất lớn chưa từng thấy tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 vào lúc 14 giờ 28 phút chiều hôm nay (15/11), khiến mặt đất rung chuyển kèm theo là những tiếng nổ lớn trong lòng đất…

Tập thể cán bộ, giáo viên Trường THPT Nguyễn Huệ.

YBĐT - Trong cuộc đời gần 40 năm công tác giáo dục, tôi đã có hơn 20 năm công tác ở Trường THPT Nguyễn Huệ (tháng 9-1971 đến tháng 1-1992). Thời gian ở Trường THPT Nguyễn Huệ - 3A trước đây đã để lại trong tôi những dấu ấn không bao giờ quên.

NGƯT Hoàng Văn Trường.

YBĐT - Sau 30 năm (1979-2009) công tác giảng dạy và quản lý tại Trường THPT Nguyễn Huệ, bản thân tôi có nhiều kỷ niệm buồn, vui khác nhau. Nhưng một điều đáng để ghi nhận, đó sự gắn bó, cống hiến, lao động miệt mài của nhiều thế hệ các thầy giáo, cô giáo, nhân viên và học sinh để cùng xây dựng, vun đắp cho sự phát triển, trưởng thành của nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục