Yên Bái tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/8/2020 | 7:56:44 AM

YênBái - Các nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp được lựa chọn như: tổ chức nói chuyện chuyên đề; lồng ghép vào các cuộc họp thôn, bản, tổ dân phố, các hoạt động văn hóa truyền thống; phát tờ rơi, tờ gấp; tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí...

Cán bộ thôn Tà Xùa, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân.
Cán bộ thôn Tà Xùa, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân.

Yên Bái có 30 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 56,24% tổng dân số toàn tỉnh. Đa số đồng bào DTTS sinh sống bằng nghề nông, cư trú phân tán, trình độ dân trí thấp, không đồng đều, đời sống vật chất và tinh thần còn nhiều khó khăn, nhận thức về chính trị, pháp luật còn hạn chế.

Do đó, những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã được các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở quan tâm, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của công tác dân tộc.

Với phương châm "hướng mạnh về cơ sở”, "đối tượng nào, hình thức đấy”, Hội đồng Phối hợp PBGDPL các cấp đã hướng dẫn, triển khai các hình thức PBGDPL phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; chỉ đạo các địa phương khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu tuyên truyền pháp luật của người dân ở cơ sở. 

Từ đó, lựa chọn các nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp như: tổ chức nói chuyện chuyên đề; lồng ghép vào các cuộc họp thôn, bản, tổ dân phố, các hoạt động văn hóa truyền thống; phát tờ rơi, tờ gấp; tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí... 

Chính quyền các cấp và các ngành chức năng trong tỉnh đã tăng cường tuyên truyền, vận động đồng bào cảnh giác trước âm mưu "diễn biến hòa bình”, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước ta của các thế lực thù địch; nêu cao tinh thần thực hiện tốt các quy định pháp luật về dân tộc, tôn giáo, các luật và chính sách dân tộc như: Luật Phòng chống buôn bán người; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Giao thông đường bộ; các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới; các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, dân tộc rất ít người; chính sách về giáo dục, y tế, đào tạo nghề ở nông thôn... 

Nhờ có những biện pháp phù hợp nên công tác PBGDPL cho đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu quả, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương phát triển. 

Trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh đã tổ chức trên 80 cuộc tuyên truyền, PBGDPL trực tiếp thu hút gần 6.000 người tham dự. Trong đó, có hàng chục cuộc tuyên truyền tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa - nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống. Riêng Sở Tư pháp đã tổ chức 7 cuộc tuyên truyền trực tiếp cho gần 700 người dân sinh sống ở vùng đồng bào DTTS tại 2 huyện Trạm Tấu và Văn Yên.

Để đạt mục tiêu đến năm 2021 có 70% đồng bào vùng DTTS trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền PBGDPL theo nội dung Đề án "Đẩy mạnh công tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2021” theo Quyết định số 1163 ngày 8/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát hơn nữa đối với công tác PBGDPL cho đồng bào DTTS.

Phát huy tối đa vai trò của hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp; nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên ở cơ sở, trong đó chú trọng xây dựng và sử dụng đội ngũ cán bộ là người DTTS am hiểu pháp luật, có kỹ năng tuyên truyền PBGDPL phù hợp với nguyện vọng và trình độ dân trí của đồng bào các DTTS; phát huy vai trò của già làng, trưởng thôn, trưởng bản trong công tác PBGDPL; gắn công tác PBGDPL với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. 
Hồng Oanh

Tags Yên Bái pháp luật đồng bào Mông dân tộc thiểu số

Các tin khác
Các bị cáo tại phiên tòa.

Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết ngày 7/9 tới sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 29 bị cáo trong vụ đổ xăng thiêu chết 3 chiến sỹ công an ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Trung tá Lã Quý Hoàng kiểm tra hình ảnh dữ liệu tại trụ sở Công an phường.

Camera giám sát là một trong những thiết bị cần thiết và hỗ trợ đắc lực cho lực lượng công an. Những “mắt thần” này đã góp phần đảm bảo an ninh, đẩy lùi tệ nạn xã hội trên địa bàn phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái.

Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh diễn tập tại Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Yên Bái.

Để chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), thời gian qua, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh với vai trò nòng cốt đã thường xuyên phối hợp với chính quyền các cấp, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đưa các kiến thức, kỹ năng PCCC về cơ sở và các hộ gia đình trên địa bàn. Đồng thời, tích cực nắm bắt tình hình, rà soát các khu vực trọng điểm, tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở vi phạm về an toàn PCCC.

Nguyễn Thị Thu có nhân thân phức tạp, có nhiều người đi tù vì buôn bán trẻ em.

Chính quyền địa phương nơi "nữ quái" Nguyễn Thị Thu cho biết gia đình cô này phức tạp, nhiều người từng đi tù vì buôn bán trẻ em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục