Cảnh giác trước những thông tin bịa đặt trên mạng xã hội trong mùa mưa lũ

  • Cập nhật: Thứ bảy, 24/10/2020 | 11:02:54 AM

Nếu không cảnh giác, chỉ 1 nút like hay share của bạn cũng có thể đe dọa đến sự bình yên của Tổ quốc.

Trang facebook giả mạo.
Trang facebook giả mạo.

Trong khi người dân cả nước đang chung tay góp sức cùng đồng bào miền Trung vượt qua đợt lũ lụt lịch sử, trên mạng xã hội, không ít kẻ xấu lại lợi dụng tình hình thiên tai, dịch bệnh… để tung ra những tin tức bịa đặt.

Không chỉ gây hoang mang dư luận, nhiều đối tượng còn nhẫn tâm xúc phạm đến danh dự và sự hi sinh cao quý của những người lính đã ngã xuống để bảo vệ cuộc sống của nhân dân, thậm chí giả mạo các cơ quan chức năng để phát tán tin giả nhằm thực hiện mưu đồ chính trị.

Khi nhìn giao diện của một trang facebook, không ít người lầm tưởng đây là một trang thông tin chính thống của Ban Tuyên giáo Trung ương nhưng nội dung bài viết lại thể hiện rõ sự miệt thị, xúc phạm đến những cá nhân, hội nhóm đang quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở miền Trung.

Cảnh giác trước những thông tin bịa đặt trên mạng xã hội trong mùa mưa lũ - Ảnh 1.

Trang facebook giả mạo.

Ngay khi được đăng tải đã có hàng nghìn bình luận, hàng trăm lượt chia sẻ với động cơ chính trị đen tối, nhằm xuyên tạc, bôi nhọ các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thậm chí, trang này còn lợi dụng việc một ca sĩ đang tích cực quyên góp hỗ trợ người dân để tung tin sai sự thật, nói xấu các cơ quan Nhà nước. Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định đây hoàn toàn là những thông tin giả mạo, gây ảnh hưởng rất xấu, xúc phạm, ảnh hưởng đến uy tín của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Ông Vũ Thanh Mai - Chánh văn phòng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định Ban Tuyên giáo Trung ương không có tài khoản mạng xã hội nào và sẽ đề nghị cơ quan chức năng điều tra xử lý nghiêm theo pháp luật các đối tượng cố tình lập ra tài khoản giả mạo hoặc chế ảnh mạo danh Ban Tuyên giáo Trung ương.

Cảnh giác trước những thông tin bịa đặt trên mạng xã hội trong mùa mưa lũ - Ảnh 2.

Hình ảnh bị xuyên tạc. 

 
Một vụ việc khác là hình ảnh cậu bé bê bết bùn đất được tổ chức phản động Việt Tân đưa lên mạng xã hội với chú thích một em bé Quảng Trị được cứu sống từ trong lòng đất, kèm theo đó là hàng loạt câu chữ xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Tuy nhiên, thực tế đây là hình ảnh cậu bé bị ngã khi chơi đùa gần đồng ruộng, đã được báo chí đăng tải từ tháng 6/2020, 5 tháng trước khi xảy ra lũ lụt. Không dừng lại ở những thông tin bịa đặt, sai sự thật, sự hy sinh anh dũng của các cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cũng bị các đối tượng bôi nhọ.

Đại tá Nguyễn Văn Minh - Trưởng phòng biên tập - Báo Quân đội nhân dân điện tử chia sẻ: "Để cứu dân, không có con đường nào khác là tiếp cận dân nhanh nhất. Nhưng họ đưa ra thông điệp xuyên tạc là sỹ quan cấp tướng cấp tá cần gì phải đi, sao không giao cho chiến sĩ hoặc trắng trợn hơn họ bịa đặt rằng đoàn cán bộ đó có cổ phần ở thủy điện. Thông tin bịa đặt như vậy gây bất bình trong cán bộ chiến sĩ và nhân dân".

Trước tình trạng lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để tung tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận nhằm thực hiện những mưu đồ cá nhân, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP Hà Nội đã lập nhiều chuyên án, khoanh vùng, xác minh được một số tổ chức, cá nhân phát tán thông tin sai sự thật. Những đối tượng này hầu hết đều có liên quan đến các tổ chức phản động, thực hiện hành vi với động cơ chính trị.

Thiếu tá Nguyễn Việt Anh - Đội trưởng đội phòng chống tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia - Công an TP Hà Nội khuyến cáo: "Phương thức thủ đoạn của chúng là sử dụng các mạng xã hội để đăng tải thông tin một chiều, thổi phồng, xuyên tạc thông tin với mục đích làm cho người đọc dần có sự chuyển hóa, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Chúng tôi đề nghị người dân khi tiếp cận những thông tin trên mạng cần bình tĩnh, tỉnh táo, tránh bị ảnh hưởng bởi các thông tin xấu của các thế lực thù địch".

Việt Nam là 1 trong 10 nước đứng đầu thế giới về số người dùng mạng xã hội với gần 64 triệu tài khoản facebook và gần 35 triệu tài khoản YouTube. Đây thực sự là phương thức tiếp cận đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả để các đối tượng xấu phát tán những thông tin giả. Hiện rất nhiều các tài khoản giả mạo, thông tin xấu, độc hại đã bị cơ quan chức năng phối hợp với đơn vị cung cấp ứng dụng mạng xã hội đánh sập. Tuy nhiên, mỗi người sử dụng mạng xã hội cũng cần nâng cao trách nhiệm công dân để trở thành một phần của lá chắn trước những luồng thông tin độc hại.

(Theo VTV)

Các tin khác
Trước đó, ngày 5-9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Hoàng Văn Trình (phóng viên Báo điện tử Dân Việt) về hành vi nhận hối lộ 250 triệu đồng.

Ngày 23-10, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và tạm giam đối với Hoàng Anh Tuấn (39 tuổi, ở tổ 5, khu 3, phường Hồng Hải, TP Hạ Long) với vai trò đồng phạm trong vụ án nhận hối lộ.

Luyện tập bắn súng ngắn K54 bài 1.

Ngày 23/10, tại Trung đoàn 121, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh tỉnh Yên Bái bế mạc lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ đối tượng 3 năm 2020.

Các đồng chí lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham quan mô hình học cụ phục vụ công tác huấn luyện trưng bày tại Lễ ra quân huấn luyện đầu năm.

Tiếp tục quán triệt và thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về thực hiện Đề án "Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị cơ sở trong giai đoạn mới” đặt ra cho cấp ủy, chỉ huy các đơn vị thuộc LLVT tỉnh phải tiến hành đồng bộ các giải pháp cơ bản.

Bị cáo Khương Ngọc Chất kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Nguyễn Quang Vinh - kẻ chủ mưu vụ gian lận thi cử ở Hòa Bình kêu oan vì cho rằng tòa sơ thẩm không đưa ra được chứng cứ buộc tội, 2 bị cáo khác cũng xin giảm án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục