YênBái - Kinh doanh đa cấp được pháp luật Việt Nam công nhận. Tuy nhiên, hình thức này đang bị lợi dụng trở thành đa cấp biến tướng. Câu hỏi đặt ra là tại sao đa cấp vẫn có đất sống, thậm chí đang phát triển khá rầm rộ, còn không ít người vẫn sa vào chiếc "bánh vẽ”.
|
Đa cấp biến tướng làm không ít gia đình đổ vỡ, xã hội lên án. (Ảnh: minh họa)
|
Trước hết, phải khẳng định rằng, kinh doanh đa cấp được pháp luật Việt Nam công nhận. Đây là hình thức kinh doanh có điều kiện và chỉ được phép hoạt động khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đa cấp theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, không ít người, nhóm người đã sử dụng mô hình kinh doanh đa cấp với mục đích vụ lợi ngay từ đầu, họ tìm cách dụ dẫn người khác đưa tiền cho mình với những lời hứa hẹn lãi suất cao, hiệu quả lớn. Khi đã có nhiều người đưa, số tiền đã lớn, họ tìm cách tháo chạy an toàn, đương nhiên với số tiền siêu khủng. Đó chính là đa cấp biến tướng.
Thực tế, việc nhận diện một "đa cấp viên” không khó. Báo chí, mạng xã hội đã có không ít bài viết phản ánh tệ nạn này. Nhiều người còn công khai vạch mặt đa cấp biến tướng, rồi những vụ đổ vỡ đa cấp với số tiền hàng trăm tỷ đồng đã xảy ra ở khắp nơi. Câu hỏi đặt ra là tại sao đa cấp vẫn có đất sống, thậm chí đang phát triển khá rầm rộ, còn không ít người vẫn sa vào chiếc "bánh vẽ”.
Câu trả lời là: lòng tham, vì những khoản lợi nhuận đã khiến con người ta mờ mắt. Đó là lý do thứ nhất và quan trọng. Tìm hiểu các đường dây đa cấp biến tướng cho chúng ta thấy, rất nhiều người là anh em ruột thịt, bạn bè thân thích của các "chuyên gia đa cấp” đều tham gia và tham gia trước.
Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ vì hám lợi nên tự nguyện tham gia vào đường dây đa cấp để được… đi lừa người khác phát triển thứ cấp của mình để hưởng lợi. Trong hoạt động kinh doanh đa cấp biến tướng, như mua cổ phần của công ty công nghệ, công ty tài chính quốc tế, toàn cầu…, có một bộ phận không nhỏ người tham gia với mục tiêu đầu tư mạnh ngay từ ban đầu để thu được lãi trước khi công ty đổ bể.
Thực tế cho thấy, các cơ quan chức năng đang rất khó khăn trong việc xử lý, ngăn chặn đa cấp biến tướng vì các đối tượng này nghiên cứu luật rất kỹ lưỡng, thường không có hợp đồng rõ ràng, hợp đồng đó không thể hiện những vi phạm pháp luật hình sự, chỉ là những giao dịch dân sự bình thường. Càng khó khăn hơn khi những nạn nhân thực sự lại không muốn ai biết mình là nạn nhân. Họ còn đang "say” với mục tiêu kiếm tiền. Họ đang tìm cách thu lại đồng tiền xương máu của mình đã nộp cho chúng hoặc chấp nhận ngậm bồ hòn làm ngọt vì sợ người thân trách mắng, gia đình đổ vỡ, xã hội lên án. Vì vậy, hãy nêu cao cảnh giác và đừng mờ mắt trước những lợi nhuận siêu khủng mà các "đa cấp viên” vẽ ra dưới các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi của thời đại công nghệ 4.0!
Lê Phiên
Tags
Kinh doanh đa cấp
đa cấp biến tướng
Vừa qua, Tòa án nhân dân huyện Yên Bình mở phiên tòa xét xử công khai đối với bị cáo Lưu Mạnh Cường về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Thời gian gần đây, trên địa bàn TP Hải Dương (Hải Dương) liên tục xảy ra việc một số nhóm đối tượng, tạt chất bẩn để uy hiếp các nạn nhân để đòi nợ hoặc giải quyết mâu thuẫn.
Ngày 2/9, Đội trưởng Đội Quản lý Thị trường số 2 (Cục Quản lý Thị trường tỉnh Gia Lai) cho biết vừa ra quyết định xử phạt 10 triệu đồng đối với bà Nguyễn Thị Hồng Đào (TP Pleiku), đồng thời tịch thu 100 bộ kit test nhanh Covid-19 nhập lậu.
Trong đợt tuần tra, kiểm soát từ ngày 24/8 đến ngày 1/9/2021, lực lượng công an thị xã Nghĩa Lộ đã phát hiện và xử phạt 27 trường hợp vi phạm các quy định bắt buộc trong phòng dịch COVID-19 với số tiền 32 triệu đồng; trong đó có 26 trường hợp không đeo khẩu trang ở nơi công cộng và 1 trường hợp khai báo không kịp thời.