Đề nghị ngăn chặn chiêu trò mượn danh bác sĩ để bán thực phẩm đa cấp

  • Cập nhật: Thứ bảy, 27/11/2021 | 8:03:07 AM

Trên thị trường trực tiếp và trực tuyến đang nở rộ chiêu trò mượn danh bác sĩ hoặc "tâm sự của người bệnh" để quảng bá, bán hàng đa cấp là những thực phẩm không có tính chất chữa bệnh, khiến người tiêu dùng lầm tưởng là "thuốc quý". Bộ Công thương đã đề xuất Chính phủ xem xét dự thảo nghị định nghiêm cấm ngay các chiêu trò này.

Nhiều loại thực phẩm chức năng không phải là thuốc nhưng đang được các doanh nghiệp lập lờ quảng cáo như biệt dược
Nhiều loại thực phẩm chức năng không phải là thuốc nhưng đang được các doanh nghiệp lập lờ quảng cáo như biệt dược

Tối 26-11, Văn phòng Bộ Công thương thông tin cho báo chí, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã bổ sung quy định để tăng cường quản lý việc cung cấp thông tin về sản phẩm thực phẩm kinh doanh theo kiểu đa cấp. 

Mượn danh bác sĩ, thổi phồng thực phẩm là thuốc chữa bệnh

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, thời gian qua, thực trạng đưa thông tin theo hướng "thổi phồng” công dụng sản phẩm (đặc biệt đối với loại sản phẩm là thực phẩm) trong hoạt động bán hàng đa cấp xuất hiện tràn lan.  

Nhất là trong bối cảnh xã hội triển khai giãn cách để phòng ngừa dịch Covid-19, hoạt động này càng nở rộ thông qua các mạng xã hội, ứng dụng di động, ứng dụng cuộc họp trực tuyến...

Thậm chí các tổ chức, cá nhân còn thành lập các nhóm kín trực tuyến như "tư vấn sức khỏe”, "chăm sóc sức khỏe chủ động”, "nhân chứng dùng sản phẩm”… để tập hợp hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người tham gia. 

Trong đó, các đối tượng này chia sẻ, trao đổi những thông tin, video clip có sử dụng hình ảnh bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để mô tả, tư vấn và hướng dẫn sử dụng các thực phẩm, hoặc mô tả công dụng thực phẩm như một "kinh nghiệm thực tế”, "nhân chứng sống” của người đã từng bị bệnh.

Cách thức đưa thông tin này càng tạo thêm hiểu lầm hoặc hiệu ứng giả bởi các bình luận phía dưới để tạo niềm tin cho người bệnh, người tiêu dùng. Do đó, người bệnh có thể ngộ nhận rằng các sản phẩm này có công dụng phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều trị bệnh. 

"Hành vi dạng này đã tác động tới số lượng lớn người tham gia và gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người”, Bộ Công thương cảnh báo. 

Đề nghị Chính phủ sớm có nghị định xử lý vi phạm

Để xử lý triệt để tình trạng đưa thông tin sai lệch trong hoạt động bán hàng đa cấp, Bộ Công thương đã trình Chính phủ xem xét thông qua dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12-3-2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Theo đó, đề xuất bổ sung quy định đối với trường hợp tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo bán hàng đa cấp theo hình thức trực tuyến (trong đó bao gồm việc giới thiệu thông tin về sản phẩm bán hàng đa cấp) thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải thông báo đến sở công thương địa phương (trong trường hợp có sự tham gia của người tham gia bán hàng đa cấp tại một địa phương đó) hoặc sở công thương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính (trong trường hợp có sự tham gia của người tham gia bán hàng đa cấp tại nhiều địa phương). 

Bổ sung quy định cấm "cung cấp thông tin” về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế.

Cấm cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh. 

"Quy định này được bổ sung với mục đích để doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp nhận thức rõ tính nghiêm trọng khi vi phạm những hành vi này trong quá trình bán hàng đa cấp” - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cảnh báo.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Ảnh chỉ có tính minh họa.

Các trường hợp không tổ chức phiên tòa trực tuyến gồm vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước; vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia theo quy định.

Trụ sở Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn.

Theo thông tin ban đầu, ông Trần Hoàng Lộc, Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính, bị bắt tạm giam do liên quan tới sai phạm trong đấu thầu, mua sắm các vật tư, trang thiết bị y tế thời gian trước đây.

Ông Đàm Quang Vinh.

Ông Đàm Quang Vinh, Chánh Thanh tra tỉnh Lào Cai, vừa bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc do sử dụng bằng tốt nghiệp không hợp pháp.

Ảnh minh họa.

Người dân cần thông báo đến cơ quan công an hoặc Cục An toàn thông tin khi phát hiện đối tượng sử dụng, mua bán, trao đổi thiết bị phát sóng giả mạo (IMSI Catcher/SMS Broadcaster) qua số đường dây nóng của Cục An toàn thông tin 0339035656.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục