Chiêu thức lừa đảo biến hàng trăm sinh viên thành con nợ ra sao?

  • Cập nhật: Chủ nhật, 5/6/2022 | 4:25:26 PM

Đức hướng dẫn các sinh viên làm hồ sơ mua sản phẩm của cửa hàng và được trả tiền công 400.000 đồng. Thanh niên này hứa rằng hồ sơ trả góp được duyệt, sau 2 ngày sẽ hủy trên hệ thống, sinh viên chỉ đứng ra ký tên vay hộ mua hàng trả góp, không cần cọc hay trả bất cứ chi phí nào.

Nghi can Trương Quang Anh Đức.
Nghi can Trương Quang Anh Đức.

Theo phản ánh, từ năm 2020, Trương Quang Anh Đức (22 tuổi, ngụ quận Cái Răng, TP. Cần Thơ) chủ động đến tìm và giới thiệu bản thân đang chạy doanh số cho các cửa hàng điện thoại di động.

Đức nói đang thiếu doanh số nên đề nghị các sinh viên giả làm khách hàng đăng ký mua sản phẩm của cửa hàng cho đủ chỉ tiêu. Đức hướng dẫn các sinh viên làm hồ sơ mua sản phẩm của cửa hàng và được trả tiền công 400.000 đồng. Đức hứa là hồ sơ trả góp được duyệt, sau 2 ngày sẽ hủy trên hệ thống, sinh viên chỉ đứng ra ký tên vay hộ mua hàng trả góp, không cần cọc hay trả bất cứ chi phí nào.

Tin tưởng nên các sinh viên đã cùng Đức đến cửa hàng làm thủ tục mua trả góp, nhưng thực chất không nhận được sản phẩm. Sau một thời gian, nhiều sinh viên bất ngờ nhận được các cuộc gọi, tin nhắn đòi nợ của ngân hàng thì mới tá hoả phát hiện mình bị lừa.


Nhiều sinh viên bỗng dưng mắc nợ vì đứng tên hộ mua hàng trả góp.

Em T.T.N - sinh viên Trường Đại học Cần Thơ cho biết, thông qua một người bạn (từng làm hồ sơ cho Đức) nên em quen biết Đức. Sau đó Đức nhờ em làm hồ sơ mua hàng giả để chạy doanh số. Khi làm hồ sơ, Đức kêu em ghi tên cha mẹ, rồi ghi luôn mức lương giả để hồ sơ được duyệt.

"Đức dẫn em đến một cửa hàng di động trên địa bàn quận Ninh Kiều làm hồ sơ mua một chiếc máy tính với giá 36 triệu đồng nhưng thực chất em không nhận hàng. Lúc đầu Đức nói là 2 ngày sẽ lên hệ thống hủy hồ sơ. Tuy nhiên vừa qua, em nhận được tin nhắn của công ty tài chính nói em trễ hẹn thanh toán thì mới biết mình bị lừa. Phía công ty tài chính thì liên tục gọi, nhắn tin yêu cầu em trả 3,4 triệu đồng/tháng, tổng cộng là 28 triệu đồng. Em vô cùng lo lắng và không thể nào học hành được”, N. kể.


Tin nhắn đe doạ buộc sinh viên phải trả tiền.

Bị "khủng bố" phải nghỉ học 

Tương tự, em N.H.L - sinh viên Đại học Cần Thơ quen Đức thông qua người bạn. Đức giới thiệu đang làm cho một cửa hàng điện thoại trên địa bàn TP. Cần Thơ nhờ chạy doanh số, nếu hồ sơ đậu, Đức trả tiền công 400.000 đồng và mỗi người được làm tối đa là hai hồ sơ. Nếu giới thiệu thêm bạn bè và hồ sơ đậu thì nhận thêm được 150.000 đồng/hồ sơ.

"Em có đi giới thiệu cho một hai người nữa và có cả đứa em của em, tổng cộng trên dưới 60 triệu. Lúc đầu, Đức nói hồ sơ hủy sau 2 ngày nhưng đến cuối tháng 4/2022, Đức mới thú thật là lừa tiền tụi em để đi cho vay nặng lãi và bể nợ rồi không có khả năng trả. Còn phía ngân hàng thì khủng bố điện thoại chừng 20-30 cuộc gọi/ngày đòi nợ và nhắn tin đe doạ buộc phải trả tiền. Hiện em phải nghỉ học đi làm trả nợ”, L. nói.

Với thủ đoạn trên, từ năm 2020 đến 4/2022, Đức đã lừa đảo hàng trăm sinh viên thuộc các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP. Cần Thơ đứng hồ sơ vay tiền mua hàng rồi sau đó trốn biệt tăm. Riêng các sinh viên thì sống trong lo lắng khi liên tục bị nhắn tin, điện thoại đòi nợ, khủng bố tinh thần. Một số sinh viên đã phải nghỉ học, đa số còn lại phải đi làm thêm để hy vọng có tiền trả nợ.

Nhận được tin báo, Công an TP. Cần Thơ chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và Công an quận Ninh Kiều nhanh chóng vào cuộc xác minh làm rõ.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an quận Ninh Kiều xác định Đức đã bỏ trốn khỏi địa phương nên vận động gia đình kêu gọi Đức ra đầu thú để hưởng khoan hồng của pháp luật. Sau khi ra đầu thú, đêm 4/6, Công an quận Ninh Kiều đã di lý Đức từ TP. Hồ Chí Minh về Cần Thơ để phục vụ công tác điều tra.

Tại cơ quan Công an, bước đầu Đức thừa nhận, bằng thủ đoạn trên đã lừa đảo hàng trăm sinh viên trên địa bàn TP. Cần Thơ với số tiền khoảng 4 tỷ đồng.

Cơ quan công an thông báo, những ai là nạn nhân của Trương Quang Anh Đức, xin liên hệ Công an quận Ninh Kiều để cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra, làm rõ vụ việc.

(Theo TPO)

Các tin khác
Nam sinh lớp 12 đi xe mô tô bị Trường đạp ngã xuống đường (Ảnh minh hoạ)

Ngày 5/6, Công an tỉnh Hà Nam cho biết, đã ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp đối với hai đối tượng đạp chết nam sinh lớp 12.

3 đối tượng Hoàng Văn Thống, Trần Anh Tú, Vũ Văn Cương bị bắt vì hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Ảnh: CTV.

Chỉ trong 2 ngày, lực lượng công an TP.Yên Bái liên tiếp bắt giữ 6 đối tượng có hành vi liên quan đến chất ma túy.

Ảnh minh hoạ.

Một nữ sinh ở huyện Yên Lập đã bị tổng cộng 4 đối tượng lạ mặt lừa uống thứ "thuốc lạ" khiến em này mất tỉnh táo, nhằm bắt cóc nạn nhân.

Hình ảnh quảng cáo trên sàn SFX. (Ảnh: Bộ Công an )

Thông tin từ Bộ Công an cho biết, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp với Công an thành phố Hà Nội, Công an tỉnh Quảng Ninh, Công an tỉnh Thái Nguyên tổ chức lực lượng, phương tiện triệt phá đường dây đặt cược tài chính trên trang web https://sfxcapitals.com với số tiền giao dịch lên đến 90 triệu USD (tương đương 2.160 tỷ đồng), do đối tượng Đào Minh Sáng (sinh năm 1984, trú tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) cầm đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục