Cảnh giác với lừa đảo xuất khẩu lao động sang Campuchia

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/6/2022 | 7:43:16 AM

Nhiều trường hợp bị lừa xuất khẩu lao động sang Campuchia, khi muốn về nhà, gia đình phải trả hàng trăm triệu đồng.

Một nạn nhân tới cơ quan công an trình báo sự việc.
Một nạn nhân tới cơ quan công an trình báo sự việc.

Bằng những lời hứa hẹn "việc nhẹ lương cao", nhiều thanh thiếu niên ở Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất cảnh sang làm việc tại Campuchia. Hậu quả là nhiều người bị đánh đập, thậm chí mất hàng trăm triệu đồng vì rơi vào tay nhóm buôn người.

Lướt mạng xã hội, không khó để bắt gặp những nhóm chat giới thiệu việc làm ở Camphuchia. Hầu như công ty tuyển dụng nào cũng đưa ra mức lương cao chót vót.

Không cần bằng cấp, cũng không cần kỹ năng, chỉ cần người lao động đến làm việc tại Camphuchia sẽ nhận được mức lương từ 800 - 1.000 USD. Đây là việc nhẹ lương cao hay là một cái bẫy của các đối tượng lừa đảo?

Tháng 5/2022, một thanh niên được người bạn rủ đi Tây Ninh làm việc trong một công ty đăng tuyển dụng trên mạng. Sau đó, cả 2 bị đưa sang Campuchia buộc thực hiện các hành vi lừa đảo trên mạng. Nếu làm không đạt các chỉ tiêu, các đối tượng sẽ trừng phạt.

Sợ bị hành hạ, nạn nhân đã tìm mọi cách để liên lạc với người thân ở Sóc Trăng. Nhận được 80 triệu đồng, chúng mới thả người từ Campuchia về nhà. Thời gian qua, không ít trường hợp lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long bị rủ rê sang nước ngoài lao động với mức lương cao. Đến nơi, họ bị ép làm những việc phạm pháp, lao động nặng nhọc, thậm chí bị bán vào các động mại dâm. Muốn về nhà, gia đình phải trả cho chúng hàng trăm triệu đồng.

Công an cũng khuyến cáo mọi người dân khi có nhu cầu đi lao động nước ngoài cần phải liên hệ các trung tâm giới thiệu việc làm hợp pháp để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

(Theo VTV)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Mới đây, Tòa án nhân dân huyện Mù Cang Chải xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Hờ A Cáng sinh năm 1999, trú tại thôn Háng Xê, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu phạm tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Bản PDF của Báo Pháp luật Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp. (Ảnh chụp màn hình)

Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải nhiều bài viết không đúng tôn chỉ mục đích trên một số ấn phẩm, chuyên trang. Ngoài ra, báo đã đăng tải thông tin sai sự thật trong 13 bài viết.

Giao diện cổng tiếp nhận thông tin phản ánh các sai phạm về dịch vụ truyền hình OTT xuyên biên giới.

Mọi cá nhân, tổ chức có thể gửi phản ánh trực tuyến hoặc có thể gọi điện trực tiếp phản ánh về các sai phạm về nội dung trên dịch vụ truyền hình OTT TV xuyên biên giới.

Các đối tượng Nguyễn Tất Hùng, Southammavong Zaloun và Lobouaphone MaiChanh cùng tang vật.

2 sinh viên ngoại quốc vừa bị lực lượng biên phòng bắt quả tang khi đang giao dịch 12.000 viên ma tuý tổng hợp với 1 đối tượng người Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục