Trùm buôn lậu xăng dầu khai nhiều lần đưa tiền cho cựu Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Kiên Giang

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/7/2022 | 2:21:05 PM

Sáng 13-7, phiên xét xử 2 cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển Lê Văn Minh, Lê Xuân Thanh cùng 12 bị cáo khác trong vụ nhận hối lộ để bảo kê cho trùm buôn lậu xăng dầu Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Phan Lê Hoàng Anh) tiếp tục phần thẩm vấn.

Bị cáo Nguyễn Thế Anh tại phiên tòa.
Bị cáo Nguyễn Thế Anh tại phiên tòa.

Đáng chú ý, tại phiên xét xử, Phan Thanh Hữu thừa nhận 2 lần gặp cựu đại tá Nguyễn Thế Anh (cựu Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang) tại khách sạn ở quận 1, TPHCM. Trong cuộc gặp, Hữu nhờ bị cáo Thế Anh giúp đỡ việc buôn lậu xăng dầu sang Campuchia.

Được triệu tập với tư cách nhân chứng, Phan Thanh Hữu (đang bị tạm giam trong vụ án buôn lậu gần 200 triệu lít xăng ở tỉnh Đồng Nai) được luật sư hỏi về những lần giao dịch đưa tiền giữa Hữu và bị cáo Nguyễn Thế Anh.

Trong quá trình trả lời, Phan Thanh Hữu nói mình quen biết Nguyễn Thế Anh trước khi thực hiện các chuyến vận chuyển xăng dầu từ Việt Nam sang Campuchia.

"Tôi gặp ông Nguyễn Thế Anh lần đầu tiên tại khách sạn REX nhưng không nhớ tháng mấy, mục đích để nhờ ông ấy giúp đỡ việc buôn lậu xăng dầu", Phan Thanh Hữu trình bày.

Lần gặp đầu tiên, Phan Thanh Hữu khai đã đưa cho Nguyễn Thế Anh 100 triệu đồng, sau đó đưa tiếp 30.000 USD mỗi tháng để giúp đỡ việc đưa hàng lậu qua biên giới.

Theo đó, từ 10-2019 đến 2-2020, Phan Thanh Hữu đã đưa cho Nguyễn Thế Anh tổng số tiền 150.000 USD và 500 triệu đồng. 

Trước đó, bị cáo Nguyễn Thế Anh khai nhiều lần trước tòa mình không quen biết và chưa bao giờ nhận tiền từ Phan Thanh Hữu.

Tuy nhiên, khi được đối chất, Nguyễn Văn An (em họ của Nguyễn Thế Anh) khai đã nhận khoảng 900 triệu đồng từ Phan Thanh Hữu. Tuy nhiên, bị cáo An cho rằng đó là "tiền cà phê" để nhờ An giúp tiếp cận ông Nguyễn Thế Anh và không thừa nhận là nhận tiền hối lộ giúp cho Nguyễn Thế Anh.

Theo cáo buộc của Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương, bị cáo Nguyễn Thế Anh trên các cương vị Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phỏng tỉnh Kiên Giang đều có chức năng, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm nói chung và chống buôn lậu nói riêng; nhưng vì tư lợi, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, khi được Phan Thanh Hữu nhờ giúp đỡ để bao che, bảo kê cho hoạt động buôn lậu xăng của Phan Thanh Hữu.

Cơ quan công tố quân sự cho rằng, Nguyễn Thế Anh đã đồng ý và đã nhận hối lộ của Phan Thanh Hữu trong thời gian từ 10-2019 đến 1-2020 với số tiền 6,2 tỷ đồng và 560.000 USD.

Sau khi hành vi buôn lậu của Phan Thanh Hữu và các đồng phạm bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai phát hiện, bắt giữ, để che giấu hành vi nhận hối lộ của mình, Nguyễn Thế Anh hướng dẫn, đưa tiền cho Nguyễn Văn An đi trốn và thông qua các mối quan hệ cá nhân để tổ chức cho Nguyễn Văn An trốn sang Lào trái phép.

Hành vi lợi dụng vị trí, chức vụ công tác của mình, Nguyễn Thế Anh đã giúp đỡ, nhận tiền từ Phan Thanh Hữu thông qua Nguyễn Văn An đã cấu thành tội nhận hối lộ quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự với vai trò chủ mưu, chịu trách nhiệm chính trong vụ án. 

(Theo SGGP)

Các tin khác
Ông Lò Văn Chiến - Trưởng khoa Dược bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La bị khởi tố, bắt giam hôm 7/6.

Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La quyết định thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ (BTV) Đảng ủy bệnh viện Đa khoa tỉnh và một số đảng viên liên quan đến việc mua sắm sinh phẩm, kit xét nghiệm của Công ty Việt Á.

Nhâm Hoàng Khang lúc bị bắt.

Ngày 12-7, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã ban hành kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhan dân cùng cấp đề nghị truy tố Nhâm Hoàng Khang (sinh năm 1988, ngụ quận Tân Bình) về tội Cưỡng đoạt tài sản.

Những lời mời chào sang Campuchia làm việc nhẹ, lương cao trên các trang mạng xã hội.

Nhiều người dân tại Thừa Thiên Huế đã bị lừa đưa sang Campuchia và bị giam cầm, đánh đập sau khi tin những quảng cáo trên mạng xã hội về công việc nhẹ nhàng, lương cao.

Đối tượng Lê Thị Kiều Trang. Ảnh: Công an Hà Nội.

Lê Thị Kiều Trang lợi dụng, lừa đảo chị L với số tiền 475 triệu đồng để đổi lấy lô hàng iPhone giá rẻ nhưng sau khi nhận tiền thì chị L không nhận được hàng theo thỏa thuận trước đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục