Bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) bị đề nghị án tử hình vì nhận hối lộ 42,6 tỷ đồng trong vụ “chuyến bay giải cứu”. Chiều 24/7, luật sư Hà Mạnh Huy (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, chị gái bị cáo Kiên đã nộp thêm 7 tỷ đồng. Như vậy, bị cáo Kiên đã khắc phục gần hết số tiền đã hưởng lợi bất hợp pháp.
|
Bị cáo Phạm Trung Kiên tại phiên tòa.
|
Quá trình xét xử, cơ quan tố tụng xác định, bị cáo Kiên đã 253 lần nhận hối lộ với tổng số tiền 42,6 tỷ đồng. Khi luận tội, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Kiên tử hình về tội "nhận hối lộ”.
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, bị cáo Kiên là Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên. Trong thời gian làm thư ký, từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2022, bị cáo Kiên có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, trình duyệt, ký văn bản trả lời đến việc cho ý kiến xét duyệt các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trình Thứ trưởng Bộ Y tế xét duyệt. Sau đó, hồ sơ sẽ được trả về Văn phòng Bộ Y tế và các đơn vị liên quan. Các doanh nghiệp muốn được cấp phép các "chuyến bay giải cứu” phải chi tiền cho Kiên và bị cáo Kiên đã nhận tổng cộng 42,6 tỷ đồng.
Tại phiên tòa, nhiều bị cáo là đại diện doanh nghiệp đưa hối lộ tố cáo bị cáo Kiên ép buộc họ chi từ 100 đến 150 triệu đồng một lần cấp phép chuyến bay. Để ép các doanh nghiệp phải chuyển tiền, bị cáo Kiên chụp ảnh văn bản và nói: "Thứ trưởng ký rồi, chuyển tiền thì có dấu”.
Tuy vậy, Kiên khẳng định bản thân không đe dọa, ép buộc các doanh nghiệp phải chi tiền cho mình vì anh ta chỉ là thư ký, không có thẩm quyền cấp phép, xét duyệt các chuyến bay.
Được quyền nói lời sau cùng trước khi nghị án, bị cáo Kiên cho trải lòng: " Bị cáo không nghĩ mình bị loại khỏi đời sống khi mới ngoài 40 tuổi. Trong ngày một, ngày hai, gia đình bị cáo sẽ khắc phục hết số tiền bị cáo đã nhận hối lộ”.
Điều 40 Bộ luật Hình sự quy định: Không thi hành án tử hình với người bị kết án tử hình về tội "Tham ô tài sản”, tội "Nhận hối lộ” mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”.
(Theo CAND)
Hai cơ sở kinh doanh này bị phát hiện đang bán nhiều sim điện thoại đã kích hoạt sẵn.
Đến nay, Công an thành phố Yên Bái đã điều tra làm rõ 26 vụ phạm tội về trật tự xã hội, trong đó có 6 vụ rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Tổng Cục Thuế vừa cảnh báo về tình trạng lừa đảo qua tin nhắn, các trang web - app mạo danh cơ quan thuế đang có chiều hướng gia tăng mức độ, tần suất liên tục trong thời gian gần đây nhằm mục đích lừa đảo về việc ủy quyền đóng thuế hay trả tiền mua ấn phẩm pháp luật về thuế.
Công an tỉnh Đắk Lắk đã vây bắt 3 đối tượng bị truy nã đặc biệt có liên quan đến vụ tấn công trụ sở xã tại huyện Cư Kuin, khi các đối tượng đang lẩn trốn tại một khu đồi vắng.