Phá đường dây cho vay lãi nặng 1.000%/năm qua ứng dụng online

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/1/2024 | 7:40:37 AM

Một đường dây cho vay lãi nặng, cưỡng đoạt tài sản quy mô hơn 9.000 tỷ đồng vừa bị Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), Công an TP Đà Nẵng và một số địa phương triệt phá.

Không chỉ người vay, tất cả những người thân của họ cũng nhận những tin nhắn và cuộc điện thoại làm phiền liên tục.
Không chỉ người vay, tất cả những người thân của họ cũng nhận những tin nhắn và cuộc điện thoại làm phiền liên tục.

Đây là kết quả của cao điểm tấn công tội phạm tín dụng đen và tấn công trấn áp tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự trước Tết Nguyên đán.

Tổng cộng có 193 đối tượng bị bắt giữ. Bước đầu xác định nhóm đối tượng đã cho hơn 1,3 triệu người vay với lãi suất từ 500 - 1.000%/năm. Khi người vay không trả lãi đúng hạn bị khủng bố tinh thần, khiến người thân của họ cũng bị vạ lây.

3 ứng dụng vay tiền có tên "Ơi vay" "Yoloan" và "Vdong", từ 5 - 20 triệu đồng, lãi suất cao nhất là 1.000%/năm, giải ngân rất nhanh trong 1 - 2 ngày.

Dùng danh bạ với số điện thoại của người thân, gia đình, bạn bè và căn cước công dân, người vay sẽ được đồng ý vay tiền trên các ứng dụng online.

Nhóm đối tượng chia khách chậm trả tiền theo các nhóm ngày. Ngày quá hạn càng lâu càng bị đe dọa nhiều và nặng hơn.

Đối tượng cầm đầu quốc tịch Trung Quốc, cùng với các đối tượng khác mở 10 công ty khác nhau thuộc các lĩnh vực, trong đó có một công ty chuyên về cầm đồ. Thực chất là các bộ phận khác nhau của hoạt động cho vay lãi nặng. 9 bộ phận trong đó có thu hồi nợ, nhắc phí. Các công ty có 9 địa điểm tại TP Hồ Chí Minh và Bình Dương.

Người vay tiền thuộc tất cả các địa phương trong cả nước, đa phần là công nhân, người lao động, sinh viên cần tiền gấp, chấp nhận mức lãi cao.

"3 triệu hợp đồng, giao dịch dòng tiền rất lớn, với nhiều tài khoản phải đặt vấn đề công ty này làm gì, vì sao dòng tiền đi nhiều như vậy. Ngân hàng quy định tất cả giao dịch bất thường đều phải nghiên cứu", Thượng tá Dương Nguyễn Chính, Phó Trưởng phòng Trọng án, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an, cho biết.

Toàn bộ dòng tiền trong đường dây tội phạm này đều được thực hiện qua dịch vụ thu hộ, chi hộ của một cổng trung gian thanh toán tại Việt Nam. Đặc biệt lực lượng công an đang làm rõ dấu hiệu rửa tiền khi có hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận của các đối tượng tội phạm đã được luân chuyển ra nước ngoài.

(Theo VTV)

Các tin khác
Bị cáo Trần Thanh Phong, cựu Phó phòng Tài chính CDC (áo nâu, hàng dưới).

Ông Trần Thanh Phong, cựu Phó phòng Tài chính CDC Bình Dương được hưởng án treo nhưng vẫn kháng cáo và được toà cấp phúc thẩm tuyên miễn trách nhiệm hình sự.

Ông Lê Trường Giang - Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Công an TP Việt Trì, Phú Thọ đã ra quyết định tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với ông Lê Trường Giang - Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Bị cáo Nguyễn Thanh Long (hàng sau) và bị cáo Phạm Duy Tuyến (áo dài tay hàng trước) tại phiên tòa phúc thẩm

Tại phiên toà, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thừa nhận hành vi nhận hối lộ 2,25 triệu USD như bản án sơ thẩm cáo buộc, không bào chữa thêm.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cảnh báo người dân về tình trạng có một số đối tượng giả danh người của đơn vị này yêu cầu đồng bộ dữ liệu căn cước công dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục