Cảnh giác trước "bẫy lừa" tham gia các cuộc thi của học sinh

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/2/2025 | 2:20:49 PM

Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới khi các đối tượng giả mạo ban tổ chức các cuộc thi để lừa đảo, chiếm đoạt "phí tham dự".

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thời gian qua, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Ngoài những phương thức lừa đảo truyền thống thì các đối tượng còn triệt để lợi dụng Internet, mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo, qua đó gây rất nhiều khó khăn cho công tác đấu tranh, xử lý của cơ quan chức năng.

Một trong những hình thức lừa đảo phổ biến trong thời gian gần đây là dẫn dụ, lôi kéo học sinh tham gia các cuộc thi nhằm thu thập thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn của các đối tượng là sử dụng Facebook mạo danh Bộ Giáo dục và Đào tạo, chữ ký của lãnh đạo và con dấu của Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tổ chức các cuộc thi Toán, Văn, Tin học, Tiếng Anh, Mỹ thuật, các sự kiện thể thao học đường… để thu hút học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 tham gia với cơ cấu giải thưởng lớn như: Tiền mặt từ 15 đến 150 triệu đồng; học bổng toàn phần của các trường đại học danh tiếng nước ngoài (MIT, Harvard - Mỹ, ETH Zurich - Thụy Sĩ…); 80% học phí các khóa học IELTS, TOEIC, Tiếng Anh giao tiếp; Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo… Để tăng độ tin cậy, các đối tượng còn dẫn tên các cơ quan thông tấn, báo chí uy tín đồng hành với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Các đối tượng lập ra các website, Facebook giả mạo để điều hướng học sinh, phụ huynh truy cập, gọi điện đến số điện thoại di động, điện thoại cố định để được tư vấn, hỗ trợ, sau đó yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân (tên, ngày sinh, số thẻ căn cước, email, điện thoại, tài khoản ngân hàng…), đồng thời dẫn dụ, lôi kéo họ đăng ký tham gia cuộc thi, nộp tiền "đặt cọc" để ôn luyện. Từ đó, các đối tượng lợi dụng để chiếm đoạt tài sản, thông tin cá nhân của nạn nhân.

Để tránh tiếp tay cho các đối tượng lừa đảo, Bộ Công an khuyến cáo người dân, nhất là các bậc phụ huynh, học sinh, sinh viên cần thận trọng khi tiếp nhận thông tin từ các cuộc thi, chương trình, sự kiện được đăng tải trên mạng xã hội; không làm theo những hướng dẫn của các tài khoản cá nhân, hội, nhóm Zalo, Facebook… khi chưa xác thực danh tính; không truy cập vào các đường dẫn lạ hoặc tải về ứng dụng không rõ nguồn gốc để tránh bị đánh cắp thông tin; tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân hoặc nộp tiền theo yêu cầu của các đối tượng lạ dưới mọi hình thức.

Phụ huynh, học sinh, sinh viên có thể truy cập vào website chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các kênh thông tin chính thống khác để xác minh thông tin về cuộc thi, chương trình, sự kiện được tổ chức. Trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

(Theo VTV)

Các tin khác
Các đối tượng liên quan đường dây đánh bạc tại cơ quan công an.

Ngày 23/2, Công an TP Đà Nẵng cho biết, vừa triệt xóa đường dây đánh bạc qua mạng xuyên quốc gia với hơn 10.000 lượt con bạc trên cả nước tham gia, tổng số tiền giao dịch lên đến hơn 100 tỷ đồng.

Trương Hùng Đức liên tục khóc, hối hận về hành động của bản thân

Đức khai là sinh viên năm 4 một trường đại học tại TP Thủ Đức, đã làm đồ án tốt nghiệp. Thời gian qua, nghi phạm đam mê cờ bạc trên mạng dẫn đến nợ nần 180 triệu đồng.

Phòng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao làm việc với các trường hợp vi phạm.

Lê Văn Phú (tức Phú Lê) và các cá nhân thừa nhận dàn dựng clip đánh bạc dưới hình thức chơi “xóc bầu, tôm, cua, cá”, rồi đăng clip lên mạng xã hội nhằm "câu like".

Cuộc gọi lừa đảo không có âm thanh, đánh vào trí tò mò, hiếu kỳ của người nhận.

Nếu nhận được cuộc gọi từ số điện thoại không phải là một số điện thoại cố định hay di động thông thường hoặc không liên quan đến một tổ chức hay đơn vị nào, đó có thể là một dấu hiệu lừa đảo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục