Truy tố 6 bị can tội "tuyên truyền chống Nhà nước"

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/7/2009 | 12:00:00 AM

Viện KSND tối cao vừa tống đạt cáo trạng truy tố các bị can Nguyễn Xuân Nghĩa (SN 1949) - nguyên hội viên Hội Nhà văn TP Hải Phòng; Nguyễn Mạnh Sơn (SN 1943) - nguyên Giám đốc Xí nghiệp sửa chữa cơ khí liên hiệp các xí nghiệp đường biển, Tổng công ty đường biển Việt Nam; Nguyễn Văn Túc (SN 1964), Ngô Quỳnh (SN 1984), Nguyễn Văn Tính (SN 1942) và Nguyễn Kim Nhàn (SN 1949) về tội “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Theo cáo trạng, đầu tháng 8.2008, Nguyễn Xuân Nghĩa bàn với Nguyễn Văn Túc tổ chức treo khẩu hiệu để tuyên truyền chống Nhà nước. Nghĩa chỉ đạo Túc làm khẩu hiệu trên nền vải kích cỡ 3m x 2m, có nội dung “Phường Tiền Phong kiên quyết đấu tranh tiêu diệt bọn tham nhũng. Yêu cầu Chính phủ kiên quyết bảo vệ giang sơn Tổ quốc. Yêu cầu Đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận đa nguyên, đa đảng”.

Do Túc không tìm được địa điểm treo khẩu hiệu tại tỉnh Thái Bình nên Nghĩa và Túc thống nhất treo tại cầu vượt Lạch Tray, Hải Phòng vào sáng 16.8.2008. Trong tháng 8-9.2008, trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng và Hải Dương, Nguyễn Xuân Nghĩa đã chỉ đạo các bị can khác treo khẩu hiệu, rải truyền đơn có nội dung vu cáo Đảng và Nhà nước... rồi chuyển cho một số đối tượng ở nước ngoài đăng tải trên các trang web.

Trước đó, từ năm 2007, theo đề nghị của Phan Văn Lợi (ở Huế), Nghĩa đã tham gia Ban đại diện lâm thời Khối 8406 (là tổ chức do Nguyễn Văn Lý và Phan Văn Lợi dựng lên). Nghĩa đã nhận tiền của nước ngoài rồi đưa 12,8 triệu đồng cho Trần Đức Thạch về Thanh Hóa kích động dân khiếu kiện, biểu tình.

Tính đến ngày bị bắt, Nghĩa đã viết 57 bài thơ, văn, truyện ngắn và ký sự; trong đó nhiều bài có nội dung chống Nhà nước Việt Nam, phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.  

(Theo TNO)

Các tin khác

YBĐT - Toà án nhân dân tỉnh Yên Bái vừa xét xử lưu động vụ án hình sự sơ thẩm tại trụ sở Toà án nhân dân huyện Mù Cang Chải đối với bị cáo Thào Sông Dình, sinh năm 1948 và Thào A Thênh, sinh năm 1993 (hiện đang là học sinh Trường phổ thông cơ sở xã Mồ Dề) đều trú tại bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải. 2 bị can này đã nhẫn tâm một lúc giết 2 cháu ruột của mình.

Phạm Tiễn Dũng lúc bị bắt.

Sau năm ngày điều trị trong Bệnh viện 19/8 Bộ Công an, Phạm Tiến Dũng, 1 trong 11 bị can của vụ PMU 18 đã chết vì các biến chứng của bệnh tiểu đường.

YBĐT - Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng, hoặc của cả hai vợ chồng. Bản án ly hôn có hiệu lực của Tòa án chính là Quyết định ly hôn có hiệu lực do Tòa tuyên nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng giữa các bên đương sự. Sau khi Quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực thì các bên đương sự đều phải có nghĩa vụ thi hành và chấp hành bản án đó.

Mỗi ngày có 30 - 40 con bạc tham gia sát phạt, chủ yếu là phụ nữ, trú ở quận 2- TP HCM, trong đó có nhiều người đánh bạc bằng số tiền đền bù bổ sung khi giải tỏa xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục