Hàn Quốc đào tạo game thủ chuyên nghiệp từ bậc trung học

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/12/2021 | 2:11:55 PM

Trở thành game thủ chuyên nghiệp đang được công nhận là một lựa chọn nghề nghiệp hợp pháp tại Hàn Quốc khi thể thao điện tử xếp thứ 5 trong các công việc tương lai được sinh viên đất nước này mơ ước.

Yoon Ki-chan (giữa) đang hướng dẫn một người bạn chơi Liên minh huyền thoại tại trường trung học Eunpyeong Meditech, Seoul.
Yoon Ki-chan (giữa) đang hướng dẫn một người bạn chơi Liên minh huyền thoại tại trường trung học Eunpyeong Meditech, Seoul.

Đào tạo game thủ chuyên nghiệp từ bậc trung học

Tại Hàn Quốc, quan điểm của thế hệ cũ về hình ảnh thanh thiếu niên dành hàng giờ đồng hồ trước máy tính để chơi trò chơi điện tử đã thay đổi khi thể thao điện tử, hay còn gọi là eSport, đang nhận được ngày càng nhiều những khoản đầu tư lớn, từ Chính phủ lẫn doanh nghiệp.

Thời gian Yoon Ki-chan (16 tuổi) chơi Liên minh huyền thoại (League of Legends) nhiều hơn cả thời gian ngủ. Hiện tại, Yoon Ki-chan đang theo học tại Eunpyeong Meditech - trường trung học duy nhất tại Hàn Quốc có chương trình giảng dạy đào tạo game thủ chuyên nghiệp.

"Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tôi phải dành nhiều thời gian ở nhà hơn và bắt đầu chơi Liên minh huyền thoại chuyên sâu. Tôi đã đạt đến trình độ kim cương, cấp độ dành cho 1-2% người đứng đầu và đó là lúc tôi thực sự nghiêm túc với giấc mơ trở thành game thủ chuyên nghiệp", Yoon Ki-chan chia sẻ.

Yoon Ki-chan và các đồng nghiệp của cậu là thế hệ game thủ tiếp theo ở Hàn Quốc. Quốc gia này được cho là một cường quốc thể thao điện tử đang phát triển nhanh chóng với những người chơi đã giành chức vô địch thế giới Liên minh huyền thoại của Riot Games (Riot Games' League of Legends World Championship) sáu lần kể từ khi sự kiện thể thao điện tử có nhiều người xem nhất này bắt đầu vào năm 2011.

Kim Min-soo (17 tuổi), một sinh viên phải đeo nẹp tay phải để bớt đau do chơi game quá nhiều nói rằng: "Tôi chỉ ngủ 3-4 tiếng mỗi ngày và tôi muốn trở thành ngôi sao, tham gia một đấu trường thể thao điện tử chật kín người hâm mộ".

Theo một cuộc khảo sát năm 2020 của Bộ Giáo dục Hàn Quốc, eSport xếp thứ 5 trong các công việc tương lai được sinh viên Hàn Quốc mơ ước, đứng sau vận động viên thể thao, bác sĩ, giáo viên và nhà sáng tạo nội dung số. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Hàn Quốc đang nỗ lực để tìm kiếm đào tạo các game thủ trẻ ngay từ ghế nhà trường.

Các bậc phụ huynh cũng dần thay đổi quan điểm và chấp nhận cho con mình theo đuổi nghề game thủ chuyên nghiệp.



Trở thành game thủ chuyên nghiệp là công việc tương lai mà nhiều sinh viên Hàn Quốc mơ ước 

Chính phủ đầu tư ngân sách cho thể thao điện tử

Tháng 8/2021, Hàn Quốc cũng tuyên bố sẽ bãi bỏ một đạo luật kéo dài một thập kỷ, đó là cấm thanh thiếu niên dưới 16 tuổi chơi trò chơi trực tuyến trên máy tính từ nửa đêm đến 6 giờ sáng.

Động thái của Hàn Quốc trái ngược với Trung Quốc - thị trường eSport lớn nhất thế giới. Vào cuối tháng 8/2021, Trung Quốc đã giới hạn đáng kể lượng thời gian người dưới 18 tuổi có thể dành cho trò chơi điện tử xuống chỉ còn ba giờ một tuần.

"Quy định về trò chơi của Trung Quốc có thể là một cơ hội khá tốt để chúng tôi xây dựng sức mạnh và giành lại thế chủ động về thể thao điện tử", Park Se-woon, Phó Chủ tịch tại Học viện Trò chơi Seoul (Seoul Game Academy) - nơi đưa ra chương trình giúp phát triển game thủ chuyên nghiệp cho biết.

Phó Chủ tịch Park cho biết thêm rằng số cuộc tham vấn hàng ngày tại học viện tư nhân này đã tăng ba mươi lần kể từ khi bắt đầu vào năm 2016.

Oh Ji-hwan, Giám đốc điều hành của Nongshim eSports cho hay: "Ngành công nghiệp thể thao điện tử đang trên đà phát triển nhưng các biện pháp hỗ trợ của nhà nước còn yếu. Sự tài trợ của các công ty và học viện tư nhân chủ yếu là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp này".



Thể thao điện tử như một nền tảng tiếp cận các thế hệ trẻ và cải thiện hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp 

Ngành công nghiệp eSport tại Hàn Quốc có giá trị ước tính lên tới khoảng 17,9 nghìn tỷ won (15,2 tỷ USD). Nhiều doanh nghiệp lớn tại Hàn Quốc đã đầu tư tiền vào lĩnh vực này khi coi thể thao điện tử như một nền tảng để tiếp cận các thế hệ trẻ và cải thiện hình ảnh thương hiệu của họ.

Theo các chuyên gia, để giúp Hàn Quốc, một đất nước với dân số tương đối ít, có thể bắt kịp Trung Quốc và Mỹ, các khoản đầu tư nhiều hơn nữa từ Chính phủ và doanh nghiệp là cần thiết. Đó cũng là lý do vì sao Chính phủ Hàn Quốc quyết định chi 67,1 tỷ won (57,8 triệu USD) cho lĩnh vực này trong năm 2022 từ ngân sách quốc gia.

Chìa khóa để Hàn Quốc nâng cao vị thế của mình trong lĩnh vực này không gì khác đó là tập trung tìm kiếm và đào tạo các tài năng trẻ. Mang eSport vào giảng dạy tại các trường phổ thông hứa hẹn sẽ còn tiếp tục trở thành xu hướng trong thời gian tới tại xứ sở kim chi.

(Theo Dân trí)

Các tin khác
Trọng tài đứng ngay trước pha chạm bóng bằng tay của cầu thủ Thái Lan.

Trận bán kết lượt đi giữa đội tuyển (ĐT) Việt Nam và Thái Lan đã khép lại với nhiều dư âm không tốt đẹp về công tác trọng tài. Không chỉ các cổ động viên (CĐV) Việt Nam, những fan trung lập của Malaysia, Indonesia, rồi cả của ĐT Thái Lan cũng đã phải lên tiếng.

Quang Hải khẳng định tuyển Việt Nam sẽ sớm vực dậy tinh thần sau thất bại.

Sau trận thua 0-2 trước Thái Lan, tiền vệ Quang Hải khẳng định tuyển Việt Nam không bị lung lay, sẽ làm mọi điều có thể ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2020 để giành quyền chơi trận chung kết.

Huấn luyện viên Park Hang-seo tại cuộc họp báo sau trận đấu.

Tối 23-12, đội tuyển bóng đá Việt Nam đã chịu thua đáng tiếc 0-2 trước đội tuyển bóng đá Thái Lan, ở lượt đi vòng bán kết AFF Cup 2020.

Đội tuyển Việt Nam trải qua hiệp 1 lực bất tòng tâm

Sai lầm không đáng có, sự bất công từ trọng tài và rồi bị hết cột dọc đến xà ngang từ chối bàn thắng... đội tuyển (ĐT) Việt Nam đã không thể làm gì hơn ở trận thua 0-2 trước ĐT Thái Lan tối 23-12.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục