Xây dựng hạt nhân bảo tồn văn nghệ dân gian

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/11/2013 | 3:13:08 PM

YBĐT - Những ai quan tâm đến văn hóa dân gian các tộc người đều có chung một nhận định rằng việc duy trì các sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian đang mai một nghiêm trọng. Sự mai một này có nhiều nguyên nhân nhưng có một nguyên nhân căn bản đó là không phát huy được lực lượng kế thừa.

Một điệu  dân vũ của các cô gái Thái Nghĩa Lộ.
Một điệu dân vũ của các cô gái Thái Nghĩa Lộ.

Còn nhớ những hội diễn nghệ thuật quần chúng các dân tộc Yên Bái nhiều năm về trước, để đạt được mục tiêu bảo tồn giá trị văn hóa dân gian theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và đánh giá tiềm năng văn nghệ dân gian ở cơ sở thì tiêu chí của các hội diễn nghệ thuật quần chúng cấp tỉnh đều khuyến khích các địa phương sưu tầm, biểu diễn những loại hình văn nghệ dân gian mang tính đặc thù của các tộc người tại địa phương mình.

Các diễn viên tham gia hội diễn cũng phải là chủ nhân của các loại hình văn nghệ ấy. Thông qua tiêu chí này, mỗi hội diễn đều có rất đông các diễn viên nam nữ, nghệ nhân dân gian mang về nhiều tiết mục văn nghệ rất đặc biệt của dân tộc mình. Đồng thời, những hội diễn ấy luôn là nơi thu hút rất đông khán giả ở thành phố Yên Bái và vùng lân cận về dự.

Ngược lại, gần đây, tiêu chí, quy mô của các hội diễn nghệ thuật quần chúng không có gì thay đổi nhưng dường như chất lượng của hội diễn đã sa sút, thậm chí có phần tẻ nhạt. Bởi vì, ngoài phần trình diễn trang phục có lẽ khó thay đổi được thì những tiết mục biểu diễn văn nghệ không có nhiều nét khám phá mới, bị sân khấu hóa hoặc có những tiết mục văn nghệ của dân tộc thiểu số nhưng lại do người Kinh biểu diễn…

“Gạn đục khơi trong” thì vẫn có những đoàn thực sự thể hiện được sự miệt mài với việc bảo tồn các loại hình văn nghệ dân gian các tộc. Phải vậy thì mới có những cô bé mười bốn, mười lăm tuổi ở Lục Yên hát rất hay nhiều thể loại dân ca Nùng; các cô gái Tày tuổi trăng tròn ở Thượng Bằng La (Văn Chấn) vẫn chơi đàn tính và hát then điêu luyện hay các cô gái Mông ở Trạm Tấu, Mù Cang Chải rất hồn nhiên trong các điệu dân vũ đầy sôi động và những cô gái Thái ở Nghĩa Lộ điêu luyện trong điệu dân vũ, dân ca.

Những hạt nhân văn nghệ dân gian trẻ ở Thượng Bằng La với cây đàn tính.

Những địa phương thành công là bởi họ xây dựng được các hạt nhân để bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian. Điển hình như ở Lục Yên có ông Hoàng Quang Nhạn ở Mường Lai rất am hiểu về văn hóa, văn nghệ dân gian Tày; ông Hoàng Nừng ở thị trấn Yên Thế, bà Tăng Thị Bộ ở xã Minh Xuân mạnh về mảng văn hóa Nùng; bà Triệu Thị Nhậy ở xã Phúc Lợi mạnh về mảng của người Dao.

Những nghệ nhân này vốn đã am hiểu văn hóa văn nghệ dân gian lại sẵn lòng nhiệt tình cộng với sự động viên thường xuyên của lãnh đạo cùng các ngành chức năng của huyện, xã khuyến khích sưu tầm, truyền dạy về văn hóa văn nghệ dân gian nên họ tự nhận thấy việc bảo tồn văn hóa thực sự là trách nhiệm của mình. Từ trách nhiệm của cá nhân, họ đã tạo sự lan tỏa niềm yêu thích và bảo tồn văn hóa ra cả cộng đồng.

Ở thị xã Nghĩa Lộ cũng có cách làm tương tự nên nghệ nhân Lò Văn Biến ở phường Trung Tâm mới góp sức khôi phục lại 6 điệu xòe cổ của người Thái. Ông Biến còn là người truyền dạy chữ Thái cổ cho hàng trăm thanh niên ở thị xã và ông cũng là người thật khéo ra đề kiểm tra khi yêu cầu học trò phải viết bài bằng sưu tầm những bài thơ, dân ca, hát ru, truyện cổ tích dân gian của người Thái đã giúp địa phương rất nhiều trong công tác bảo tồn văn hóa. Ngoài ông Biến còn phải nhắc đến bà Điêu Thị Xiêng vì bà cũng là người làm sống dậy dân ca các làn điệu dân ca, dân vũ, ẩm thực dân tộc cho đời sống tinh thần và hoạt động du lịch ở Mường Lò.

Những nghệ nhân nhiệt tình như vậy nhưng họ không hề đòi hỏi thù lao hay những phần thưởng về vật chất. Điều hạnh phúc nhất của họ là góp phần bảo tồn được vốn văn hóa của tổ tiên mình truyền lại, hạnh phúc vì những công việc của mình đang được xã hội ghi nhận, ủng hộ. Mong muốn nhất của họ là xã hội cần có định hướng và giải pháp tốt nhất trong chiến lược bảo tồn văn hóa dân gian, đặc biệt là động viên được lớp trẻ cùng chung sức giữ gìn thì sức sống văn hóa mới được lâu bền.

Thiết nghĩ, với cách làm ở một số địa phương nói trên sẽ là kinh nghiệm quý được nhân rộng nhằm đẩy lùi sự mai một của  kho tàng văn hóa dân gian các dân tộc Việt Nam.

Hoàng Nhâm 

Các tin khác
Ảnh minh họa

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thành lập Ban Chỉ đạo Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ I năm 2014 tại tỉnh Bạc Liêu.

Những tác phẩm tại đây đều tụ hội nét tinh tế của nghề thủ công mỹ nghệ Nhật Bản và sự tài hoa của những nghệ sỹ có trình độ cao.

50 tác phẩm của những nghệ sỹ đến từ Hội Kogei Kyoto thể hiện những nét đẹp tinh tế trong văn hóa truyền thống của Nhật Bản.

Huy Khánh với tạo hình Trư Bát Giới

Chàng “Dong Juan” của điện ảnh Việt sẽ có một thử thách đầy thú vị khi hóa thân thành nhân vật kinh điển Trư Bát Giới trong bộ phim điện ảnh Sài Gòn du ký.

Dàn nhạc giao hưởng Paris tại Nhà hát Salle Pleyel.

Nhân dịp Dàn nhạc giao hưởng Paris - một trong những dàn nhạc danh tiếng nhất Châu Âu - sang lưu diễn tại Việt Nam vào cuối tháng 10 vừa qua, chúng tôi có dịp trò chuyện với ông Bruno Hamard (Giám đốc dàn nhạc) và chị Ngô Phương Mai, người Pháp gốc Việt - một nghệ sĩ violin của dàn nhạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục