Chiếc bánh tình yêu của người Mường

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/12/2013 | 9:39:45 AM

YBĐT - Có lẽ người Mường xưa kia gọi chiếc bánh uôi là bánh tình yêu xuất phát từ hình thức hai chiếc bánh được gói chung một lá kết nối với nhau, hoặc là người ta dựa vào bối cảnh gói loại bánh này khi trai gái thường tụ tập nhau lại cùng làm bánh sau mỗi ngày đồng áng và qua những buổi tụ tập ấy họ cảm mến nhau, yêu nhau khi đã cùng sẻ đôi một cái bánh hoặc làm bánh để tiếp bạn trai, bạn gái ở xa đến chơi...

Nhưng từ “uôi” trong tiếng Mường hoàn toàn không liên quan gì đến tình yêu con người, nhất là tình yêu đôi lứa. Tìm hiểu kỹ thì từ “uôi” là cách phát âm hơi mềm của từ “uổi” trong tiếng Việt và có nơi người Mường cũng gọi là “péng uổi” tức là bánh uổi-loại bánh gói bằng bột xay, giã uổi, gói nhanh, gói uổi, gói không cầu kỳ, đồ xôi mau chín, không để được lâu do làm uổi, nhân bánh hỗn hợp nhiều loại nên nhanh thiu.

Làm bánh này, người ta chọn loại nếp ngon ngâm vài tiếng. Sau đó giã hoặc xay thành loại bột uổi chứ không phải bột mịn như gói bánh dợm, bánh gai. Nhân bánh thường làm bằng thịt lợn nạc hoặc thịt gà nhà, gà rừng, thịt chim ngói, vẫy, cu gáy xào đậm đà với mộc nhĩ, nấm hương, hành khô. Khi đã chuẩn bị xong những loại nguyên liệu đó, người Mường dùng phiến lá chuối bánh tẻ đã tước bỏ xống lá và lá đã héo dẻo để gói bánh không bị rách lá.

Lúc gói, người ta trải tấm lá xuống nia rồi đặt những nắm bột dẻo ở hai đầu lá, tra nhân bánh và nhẹ nhàng cuốn tròn lại. Sau đó, dùng một ngón chân cái giữ một đầu lá, một tay giữ đầu lá bên kia, còn một tay túm chặt khoảng giữa hai cục bột bánh và xoay mạnh cho phần giữa lá xoắn chặt, lại tách nhau riêng biệt hai chiếc bánh, rồi gập đôi lại, buộc túm hai đầu lá vào nhau. Gói xong, bánh được xếp vào chõ đồ trong khoảng trên dưới một tiếng là chín.

Tuy gọi là bánh uổi nhưng bánh rất ngon vì nhân bánh cầu kỳ, bánh không dẻo quánh như bánh dợm, hương vị rất thơm và bột bánh khi chín vẫn có vị xôi nếp. Thông thường người Mường làm loại bánh là để đón khách xa đến chơi, nhất là khách thông gia, khách “tình yêu đôi lứa” và làm để mang đi nương cho tiện hoặc làm khi nhà có việc lớn như sửa nhà, đào ao, giỗ chạp… và làm cho cha mẹ già, con nhỏ thay đổi khẩu vị khi đã ăn xôi nếp hoặc gạo tẻ nhiều ngày liền.

Bởi thế, nó lại gợi mở thêm cơ sở để liên tưởng đến việc vì sao người Mường gọi đó là bánh tình yêu, bánh đoàn kết.

 Hoàng Nhâm

Các tin khác

“Tuần Văn hóa Du lịch 2013” sẽ diễn ra từ ngày 27 đến 31/12 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại một khoảng trống không dễ lấp đầy trong tâm thức mỗi người Việt Nam. Những hình ảnh vô cùng xúc động của lễ quốc tang, của những dòng người đến viếng Đại tướng, đã trở thành một phần của lịch sử dựng xây và bảo vệ Tổ quốc và cần được gìn giữ, trân trọng cho mai sau. Tạp chí Điện ảnh Việt Nam đã khởi xướng dự án làm bộ phim tài liệu Vị tướng của nhân dân do NSƯT Nguyễn Thị Việt Nga viết kịch bản và đạo diễn với kinh phí làm phim dự kiến khoảng hơn 600 triệu đồng, do nhân dân đóng góp.

Chợ tình Khau Vai luôn là điểm hẹn gặp gỡ của đồng bào dân tộc miền núi Hà Giang hàng năm. (Ảnh: Chợ tình Khau Vai Hà Giang).

Tối (25/12), khán giả Hà Nội đã được thưởng thức vở cải lương Chuyện tình Khau Vai, kịch bản văn học của tác giả Nguyễn Thế Kỷ, đạo diễn và chuyển thể của NSƯT Trung Kiên.

Theo nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh, những chất liệu truyền thống của Việt Nam như lanh, đũi, họa tiết thêu tay... chính là những chất liệu của thời trang cao cấp giúp Việt Nam cạnh tranh với thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục