Điệu múa vui nhộn của người Cao Lan
- Cập nhật: Thứ bảy, 1/2/2014 | 9:27:51 AM
YBĐT - Trong cộng đồng các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Yên Bái thì người Cao Lan là một cộng đồng có đời sống văn hóa văn nghệ, các điệu dân ca, dân vũ vô cùng đặc sắc và phong phú. Trong đó, múa Pâng Loóng (hay còn gọi là múa gõ muống) - một điệu múa đơn giản, âm thanh vui nhộn nhưng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống đồng bào, đồng thời là nét văn hóa đặc trưng hấp dẫn trong Lễ Mừng cơm mới của người Cao Lan.
Điệu múa này ra đời từ rất lâu và đến nay vẫn được lưu truyền trong đồng bào dân tộc Cao Lan. Điệu múa Pâng Loóng mang tính ước lệ cao, miêu tả lại quá trình làm nương của người Cao Lan, từ lúc tra hạt cho đến lúc thu hoạch mang về giã thành gạo. Lúa nếp được lấy về để làm đồ cúng lễ phải là những bông nếp to, đều. Thóc nếp được rang qua lửa rồi đưa vào giã trong một chiếc muống được làm từ thân cây gỗ rừng mang hình thuyền độc mộc. Nhạc cụ sử dụng cho điệu múa này chủ yếu là bộ gõ bao gồm trống và các ống tre. Loại nhạc cụ này tạo nên ấn tượng sôi động và khó quên trong lòng người xem.
Pâng Loóng là một cuộc vui, một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của người Cao Lan
Múa Pâng Loóng là một sự kết hợp khéo léo giữa người nam, người nữ và những thanh âm phát ra từ bộ gõ. Khi múa các “diễn viên” không chuyên sẽ cầm các ống tre đứng xung quanh muống rồi gõ vào muống với tiết tấu nhanh và mạnh mẽ. Cứ đều đặn như thế, họ say sưa cùng nhịp gõ, có khi họ gõ đến nửa đêm rồi nấu cháo, làm bánh cùng nhau ăn và vui chơi, tạo không khí phấn khởi sau một mùa bội thu cho cả làng, cả bản.
Pâng Loóng không hạn chế về số lượng, tuổi tác và giới tính nên mỗi dịp tổ chức múa Pâng Loóng đã tạo sự vui tươi, phấn khởi cho những người già. Còn đối với nam thanh nữ tú thì đây là cơ hội để các bạn tâm sự hẹn hò và có nhiều đôi trai gái đã phải lòng nhau và nên vợ nên chồng.
Tiếng gõ muống, tiếng nhạc đệm từ những nhạc cụ truyền thống chính là một phần quan trọng tạo nên sự khác lạ, thu hút trong điệu múa Pâng Loóng. Người dân hò reo theo giai điệu rộn ràng của tiếng chày, tiếng muống làm cho không khí thêm náo nhiệt.
Pâng Loóng là một cuộc vui, một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa đã thấm sâu vào đời sống văn hóa, văn nghệ, nghi thức trong cộng đồng người Cao Lan bao đời nay. Điệu múa này đã trở thành cầu nối tâm linh giữa đất trời và lòng người, thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của những người dân lao động hiền lành, chất phác.
Thanh Chi – Hoài Văn
Các tin khác
YBĐT - Nghi thức treo tranh vào dịp cuối năm chính là những nét đẹp văn hoá trong phong tục, tập quán của người Dao ở xã vùng cao Nậm Lành huyện Văn Chấn nói riêng và tình Yên Bái nói chung. Hoạt động văn hoá này phản ánh sống động đời sống tâm linh và cuộc sống ấm êm no đủ của gia đình người Dao mỗi khi Tết đến xuân về.
YBĐT - Mời quý vị và các bạn cùng về thăm Yên Bái, mảnh đất cửa ngõ của vùng Tây Bắc để được thả hồn mình vào trong các trò chơi dân gian độc đáo và đặc sắc, qua ghi nhận dưới đây của phóng viên báo YBĐT.
YBĐT - Đếm đông qua, đón xuân sang, trực chờ tuổi mới. Hồi cổ, nhớ nếp xưa mà bâng khuâng với hồn thiêng dân tộc. Mới thấm thía và nâng niu những chắt chiu, gom góp thuở nào của cha của mẹ.
YBĐT - Hoa đào là loài hoa biểu tượng cho mùa xuân của miền Bắc, không thể thiếu được trong dịp Tết Nguyên đán. Những ngày cuối năm, những cánh đào tươi thắm đua nhau khoe sắc dưới ánh nắng xuân ấm áp, mang đến không khí tươi mới trên khắp các con phố, nẻo đường.