Say cùng Tây Bắc

  • Cập nhật: Chủ nhật, 2/2/2014 | 8:25:54 AM

YBĐT - Tết đến, du khách có dịp lên Tây Bắc, luôn có được những ấn tượng ngọt ngào thi vị. Thiên nhiên tươi đẹp, tình người nồng hậu, chiều sâu và bề dầy của một nền văn hóa không pha trộn. Trong bữa cơm đón khách, bao giờ cũng được chủ nhà mời chén rượu thơm, tinh hoa của bàn tay lao động, tình người và lắng đọng của cả đất trời Tây Bắc.

Trò chơi “Tó mắc lẹ” trong lễ hội Lồng tồng Tú Lệ (Văn Chấn).
(Ảnh: Hoàng Đô)
Trò chơi “Tó mắc lẹ” trong lễ hội Lồng tồng Tú Lệ (Văn Chấn). (Ảnh: Hoàng Đô)

Mùa xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc, các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tiết trời se lạnh hơn nhưng lòng người đều cảm nhận được sự ấm áp khi được đón một mùa xuân mới cùng với các dân tộc anh em đang chung sống trên mảnh đất Tây Bắc thân yêu đều phấn khởi tưng bừng đón tết cổ truyền dân tộc với bản sắc văn hóa độc đáo của mình. Hòa chung niềm vui đó, những người bạn như: nhà báo Hoàng Định ở Vũng Tàu, nhà thơ Thanh Mừng ở Bình Định hẹn nhau về Nghĩa Lộ đón tết với gia đình tôi.

Cùng với bà con dân tộc Mường Lò, vừa bước xuống xe ô tô, các bạn đã thốt lên: “Ôi, Nghĩa Lộ quê em thật tuyệt! Dọc đường đến Văn Chấn anh thấy hoa đào, hoa mận nở rực rỡ, khí hậu trong lành, không rét quá, nhân dân nô nức đi sắm tết, thích thật!”. Tôi nói: “Năm nay miền Nam ra miền Bắc ăn tết, miền Bắc sẽ cho miền Nam thưởng thức hết những gì mà Mường Lò có và em sẽ cho xuống bản ăn tết với người dân tộc Mường xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ nhé. 

Xuân về, tết đến dân tộc Mường rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên ông bà. Việc đầu tiên, các cụ già trong làng nhắc con cháu phải dọn dẹp vệ sinh, lau rửa sạch đồ thờ cúng. Cũng giống như dân tộc Kinh, từ ngày 23 tháng Chạp, lịch của người Mường vốn là lịch "ngày lùi tháng tới" từ thuở xa xưa. Ngày nay họ tính theo Âm lịch như người Kinh làm lịch truyền thống và ăn tết cùng nên từ ngày 23 tháng Chạp vào bản người Mường đều thấy các cô gái ngồi gói bánh chưng, bánh ống.

Ngày 30 tháng Chạp, mọi nhà đều mổ lợn và kết thúc việc đồng áng để chuẩn bị đón tết. Chiều 30, cả gia đình con cháu, anh em quây quần bên mâm tất niên để kết thúc năm cũ, tổng kết xem đã thu hái được những gì, con cái, anh em báo cáo với tổ tiên, với người lớn tuổi nhất trong gia đình và dòng họ (có gia đình thì ăn cơm tất niên vào lúc giao thừa, lúc chuyển giao năm cũ và năm mới).

Những  bó "của" bằng gỗ vuông mới tinh, trắng phau (tượng trưng cho của nả, vàng bạc) đã được thay thế vào những bó cũ ở các nhà thổ công, còn gọi là nhà thần linh, dựng ở phần cổng. Có nhà còn trồng thêm một cây nêu bên cạnh. Giao thừa điểm là giây phút các nhà gõ mõ, đánh chiêng trống. Âm thanh lúc này tạo nên không khí đón xuân sôi động, rộn rã, khỏe khoắn, đầy hứng khởi. Đây cũng là lúc người Mường cử hành nghi lễ động thổ, rồi uống rượu ăn cơm tất niên, chúc tụng, hát hò đến sáng. Người Mường tin rằng, thế giới bên kia là Mường ma, đứng đầu là thổ công, sau đó là Thành hoàng và tổ tiên. Vì vậy phải cúng tất cả khi tham gia các sinh hoạt tết trong cộng đồng.

Ngày đầu xuân, dân bản trong cộng đồng đều có nghi lễ mời các vị thổ công, Thành hoàng cùng tổ tiên ra nơi tổ chức tham dự vui tết. Các trò chơi thường là hát "đang", múa ống, múa sạp, đâm đuống. Người Mường nhiều địa phương không sử dụng cồng chiêng thành dàn như ở Nghĩa Lộ, tết xuân vì thế có thêm một số hình thức khác như tung còn, đánh đu, bắn nỏ, chèo cột mỡ, đẩy gậy, tó mắc lẹ.

Đu xuân. Ảnh: Bùi Xuân Đông

Ngoài ra, tết còn là dịp để thiếu nữ Mường xúng xính trong những bộ trang phục đẹp nhất do mình tự làm, thể hiện sự khéo léo của phái đẹp. Nam giới mặc áo dài (the thâm) quần ống xớ trắng, chít khăn xếp đầu rìu cổ. Nữ mặc váy chẽn, áo khoác, áo cỏm màu trắng, màu vàng hoặc màu hồng để lộ tấm thân tròn, cái eo thon, bộ ngực căng đầy sự sống. Nhiều du khách tới Tây Bắc chỉ thích được ngắm các thiếu nữ Mường, Thái mặc váy, áo cỏm đeo xà tích, đội thêm chiếc nón bằng, tay đeo vòng bạc trông rất duyên dáng, đáng yêu.

Trong những ngày xuân, thanh niên nam nữ rất thích đánh đu. Người Mường có 2 loại đu là đu chà và đu xe. Đu chà làm bằng 4 cột tre lớn trồng bốn góc, bắt chéo thành hai cặp cột, thường thường ông mo ra cúng ở cây đu, trèo lên đu qua đu lại một lượt rồi trai gái từng cặp mời dự cuộc vui, họ say sưa trao nhau những ánh mắt dịu dàng say đắm. Đu xe là một loại đu lớn làm bằng gỗ kết hợp tre, phải có thang để trèo lên và đủ cho 2 hoặc 4 cặp đu. Đu xe được cúng lễ quan trọng hơn gồm: cơm canh, thịt lợn, gà, xôi, hoa quả. Cuộc chơi bắt đầu, tiếng đu kẽo kẹt vang rất xa, những cặp đu trong trang phục lễ hội rực rỡ tung bay rất vui mắt hòa lẫn tiếng trống chiêng náo nức.

Xuân về tết đến cũng là dịp để trai gái trao duyên bày tỏ tấm chân tình, tiếng yêu đương hò hẹn, tiếng nói rủ rỉ, thì thầm của người con gái với người con trai, những lời thề thủy chung trong ngày hội giữa những ngày xuân tràn đầy nắng ấm:

Làm sao nói anh về gặp được em.
Chiếm cả lòng em, làm xao động lòng em.
Càng gần anh, yêu anh không muốn rời...
Em về không ngủ, em nằm mơ còn ngỡ tiếng người.
Kìa là anh, anh về bên em.
Anh đứng cạnh giường cười, em yên giấc ngủ.
Hôm em gặp dối lòng hát rằng chỉ nhớ mẹ cha.
Em biết rằng hôm nay ngày lành tháng tốt.
Bản mường mình đón mừng năm mới về rồi.

(Thơ cổ người Mường)

Có dịp đến với Tây Bắc mùa xuân này, bạn sẽ được hoà vào những ngày vui khó quên để được ngắm, được nhìn và được say cùng người, cùng cảnh nơi núi rừng Tây Bắc.

  Đặng Phương Lan

Các tin khác

Các hãng phim muốn chiếu phim Việt Nam trong dịp Tết với mục đích ủng hộ và quảng bá phim trong nước.

YBĐT – Ai chưa từng đến Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Mường Lò – xứ sở của hoa ban với những điệu khắp trữ tình và vòng xòe nồng say hẳn chưa thể biết tới một nền văn hóa văn hóa phong phú đa dạng và lâu đời của người Thái Mường Lò, trong đó hạn khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo và tiêu biểu nhất.

Múa Pâng Loóng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống đồng bào Cao Lan

YBĐT - Trong cộng đồng các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Yên Bái thì người Cao Lan là một cộng đồng có đời sống văn hóa văn nghệ, các điệu dân ca, dân vũ vô cùng đặc sắc và phong phú. Trong đó, múa Pâng Loóng (hay còn gọi là múa gõ muống) - một điệu múa đơn giản, âm thanh vui nhộn nhưng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống đồng bào, đồng thời là nét văn hóa đặc trưng hấp dẫn trong Lễ Mừng cơm mới của người Cao Lan.

YBĐT - Nghi thức treo tranh vào dịp cuối năm chính là những nét đẹp văn hoá trong phong tục, tập quán của người Dao ở xã vùng cao Nậm Lành huyện Văn Chấn nói riêng và tình Yên Bái nói chung. Hoạt động văn hoá này phản ánh sống động đời sống tâm linh và cuộc sống ấm êm no đủ của gia đình người Dao mỗi khi Tết đến xuân về.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục