Đề xuất xếp hạng cầu Long Biên là Di tích cấp quốc gia
- Cập nhật: Thứ năm, 24/4/2014 | 7:47:54 AM
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản chính thức đề nghị Bộ GT-VT nghiên cứu, cho ý kiến để xếp hạng cầu Long Biên.
Cầu Long Biên vốn là hình ảnh quen thuộc trong ký ức tâm hồn nhiều thế hệ người dân Hà Nội.
|
Từ khi xây dựng đến nay, cầu Long Biên đã chứng kiến thăng trầm của lịch sử suốt hơn 100 năm qua, chịu sự tàn phá của bom đạn qua 2 cuộc chiến tranh. Cầu Long Biên trở thành nhân chứng lịch sử, dấu tích văn hóa lịch sử đặc biệt về sự đấu tranh bất khuất của người dân Thủ đô. Hình ảnh cấy cầu vắt qua sông Hồng đã in đậm trong tâm trí người Việt Nam nói chung và biết bao thế hệ người dân Thủ đô nói riêng.
UBND TP Hà Nội thống nhất với đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xếp hạng cầu Long Biên và đề nghị Bộ GT-VT nghiên cứu, cho ý kiến về việc xếp hạng cây cầu này là Di tích lịch sử nghệ thuật cấp quốc gia.
(Theo VOV)
Các tin khác
Then là tên gọi Thái-Tày để chỉ một loại hình văn hóa tín ngưỡng trong các tộc nói tiếng Thái-Tày như Lào, Lự, Giáy và các nhóm Thái-Tày địa phương như Thái Trắng, Tày Cao Bằng, Tày Bắc Kạn, Tày sông Lô.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cùng với chương trình “Vang vọng khúc tráng ca Điện Biên” đã phát động sưu tập và tiếp nhận những kỷ vật từ những cựu chiến binh, người thân trong gia đình đã từng tham gia 2 cuộc kháng chiến.
"Festival Mỹ thuật trẻ 2014 đề cao các tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân cũng như có sự gắn kết giữa nghệ thuật đương đại thế giới và bản sắc văn hóa Việt Nam", họa sĩ Vi Kiến Thành nói.
Những bức ảnh dưới đây chụp chân dung, phong cảnh, kỷ vật... ở Việt Nam những năm 1940-1980. Một nhiếp ảnh gia gốc Việt đã sưu tập các bức ảnh này trong nhiều năm tại các cửa hàng đồ cổ và tự hỏi, tại sao lại có nhiều bức ảnh bị lãng quên đến vậy?