Ra mắt Trung tâm dịch Văn học – Hội Nhà văn Việt Nam
- Cập nhật: Thứ ba, 27/5/2014 | 8:16:25 AM
Ngày 26/5, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt Trung tâm Dịch Văn học, trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam.
Chủ tịch Hội Nhà văn VN Nguyễn Hữu Thỉnh trao quyết định và tặng hoa lãnh đạo trung tâm, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
|
Tới dự chứng kiến lễ ra mắt và chia vui với các dịch giả nổi tiếng có: Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học và Nghệ thuận Việt Nam; nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Tổng Thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi; nhiều nhà văn, nhà thơ là Ủy viên Ban thường vụ, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam; Các dịch giả nổi tiếng; cùng đại diện đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí TW và Hà Nội.
Thay mặt Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch UB Toàn quốc Liên hiệp Hội Văn học và Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nêu rõ: Trong tiến trình lịch sử của cách mạng Việt Nam, kể từ khi có Đảng Cộng sản đến nay, Văn học đã có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc. Kể cả thời kỳ Kháng chiến cứu quốc, cũng như trong xây dựng và phát triển Kinh tế - Xã hội, nhiều nhà văn, nhà thơ với những tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc, đã khắc họa rõ nét hơn những tinh túy về phẩm chất và đạo lý của Người Việt Nam trước những biến động của lịch sử dân tộc cũng như nhân loại. Không ít tác phẩm văn học đã trở thành điểm tựa cho nhiều thế hệ người Việt tiêp tục dấn thân vì độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc, phấn đấu vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nhiều tác phẩm Văn học – Nghệ thuật VN được dịch và giới thiệu đến với bạn bè năm châu, đã góp phần không nhỏ giúp Thế giới hiểu thêm, hiểu đúng hơn về văn hóa – xã hội, về đạo lý làm người của dân tộc Việt và con người Việt Nam.
Chính vì thế, đứng trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị thế giới, thêm một lần các nhà văn, nhà thơ Việt Nam phải gánh lấy trách nhiệm lớn lao hơn, nặng nề hơn, nhằm giúp bạn bè thế giới, giúp người yêu chuộng hòa bình và công lý trên khắp năm châu hiểu và sẻ chia những yêu thương, hy vọng, mất mát mà dân tộc Việt Nam đã và đang tiếp tục phấn đấu cũng như chịu đựng.
Thay mặt Ban thường vụ Hội Nhà văn VN, Nhà thơ Hữu Thỉnh đã công bố quyết định thành lập Trung tâm Dịch Văn học thuộc Hội Nhà văn VN cũng như giao trọng trách lớn lao này cho Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đảm trách, với cương vị là Giám đốc Trung tâm.
Cảm ơn sự tin cậy và đánh giá cao của Chủ tịch Hữu Thỉnh, Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bày tỏ sự kỳ vọng vào tình yêu, trách nhiệm và nỗi day dứt khôn cùng của các dịch giả trước việc mong muốn có thêm nhiều đóng góp hơn nữa trong việc giới thiệu Văn học Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Đồng thời thêm một lần khẳng định mong muốn của Chủ tịch Hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh rằng: Trung tâm dịch Văn học thuộc Hội Nhà văn VN, sẽ phấn đấu làm việc hết sức mình trên cơ sở tập hợp các dịch giả xuất xắc trong và ngoài nước, để sớm đưa đến cho các nhà văn, nhà thơ, công chúng yêu văn học trên thế giới thêm nhiều tác phẩm văn học Việt Nam xuất sắc thể hiện rõ tâm thế của một dân tộc luôn yêu chuộng hòa bình, tôn trọng công lý và đạo lý, nhưng cũng sẵn sàng chấp nhận mọi sự hy sinh để khẳng định những giá trị trường tồn của độc lập, tự do, dân chủ và công bằng xã hội. Cũng nhân dịp này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã thông báo tới các nhà văn, nhà thơ, đông đảo bạn đọc và công chúng yêu văn học cả nước về việc Trung tâm sẽ sớm có một website để giới thiệu một số tác phẩm văn học Việt Nam tiêu biểu, đã được dịch ra Tiếng Anh, đến với bạn đọc thế giới.
Nhiều dịch giải nổi tiếng như các nhà thơ Thúy Toàn, nhà văn Lê Bá Thự… đã phát biểu bày tỏ hy vọng trung tâm sẽ thực sự trở thành địa chỉ đỏ của các dịch giả trong và ngoài nước, nơi đem đến cho bạn đọc bốn phương những tác phẩm văn học VN xuất sắc, phản ánh đầy đủ và khách quan nhất về đất nước và con người Việt Nam.
(Theo TTO)
Các tin khác
Vòng chung kết xếp hạng cuộc thi “Hát về thời hoa đỏ 2014” với chủ đề “Hát với niềm tự hào - với hoài bão cao đẹp” đã khép lại.
YBĐT - Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả nhất định trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn. Hiện nay, số di tích được đầu tư tôn tạo bằng nguồn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia là 10 di tích, với tổng kinh phí là 17 tỷ đồng...
YBĐT - Trên 90% dân số là người Mông nên Mù Cang Chải được biết đến với đặc trưng văn hóa Mông, làm nên nét riêng có của huyện vùng cao này. Trong quá trình phát triển của xã hội hiện đại, đồng bào Mông ở Mù Cang Chải đã không ngừng hội nhập, tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa tiên tiến để tồn tại và phát triển.
Nhạc sỹ nổi tiếng đề xuất cần nghiên cứu có bản Quốc ca cử âm vừa để tất cả mọi người có thể hát mà không thấy khó ở những nốt nhạc cao.