Truyền hình An Viên lập kỷ lục phát sóng khi được cấp tần số mới
- Cập nhật: Thứ bảy, 25/10/2014 | 6:29:21 AM
Chưa đầy 2 tuần sau khi được cấp phép tần số thứ tư, Truyền hình An Viên (AVG) đã đưa vào phát sóng thử nghiệm trong khi thời gian trung bình cho việc này mất từ 4-6 tháng.
Trung tâm Giám sát vận hành mạng từ xa hiện đại của Truyền hình An Viên.
|
Theo thông tin trên website của Cục tần số, AVG được Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp phép kênh tần số 56 vào ngày 21/9/2014. Đến ngày 1/10, nhà đài này đã công bố thử nghiệm phát sóng thành công. Với việc thêm một tần số và sử dụng mạng đơn tần (SFN), AVG đã tăng số lượng kênh từ 64 lên 102 kênh và tối đa khách hàng có thể xem tới 136 kênh.
Tiến sỹ Phạm Hải Đăng, giảng viên chuyên ngành Điện tử viễn thông - Đại học Bách Khoa Hà Nội nhận xét: “Việc Truyền hình An Viên đưa tần số mới vào sử dụng chỉ sau 10 ngày cấp phép, thực sự là một kỷ lục ở Việt Nam."
Theo thông lệ trên thế giới, một đơn vị từ khi được cấp phép tần số sẽ mất khoảng 4 - 6 tháng mới có thể hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật để đưa vào phát sóng thử nghiệm. Trước tiên, đơn vị phải chốt thiết kế, đặt hàng sản xuất máy phát sóng, bộ cộng, bộ lọc, ăng ten và phụ kiện.
Thời gian trung bình từ khi đặt hàng sản xuất máy phát cho đến khi hoàn thiện là 4 tháng, thời gian vận chuyển (đường thủy) mất 1 tháng và để triển khai lắp đặt máy móc thiết bị tại một vài trạm phát sóng cần 1 tháng nữa. Máy phát, ăng ten, bộ cộng, bộ lọc phải đặt hàng theo đúng tần số được cấp phép. Để phát sóng cho một tần số tại mỗi trạm cần ít nhất một máy phát, một bộ lọc (cột ăng ten, ăng ten và bộ cộng có thể dùng chung) và các phụ kiện đi kèm. Càng nhiều trạm thì càng nhiều máy phát sóng.
Ông Nguyễn Như Nhất, chuyên gia về truyền dẫn - phát sóng AVG cho biết: “Chúng tôi đã có sự chuẩn bị tốt ngay từ khi xin cấp phép tần số mới. Toàn bộ máy phát sóng, ăng ten và bộ cộng đều là thiết bị được nhập khẩu nguyên chiếc từ Đức và Australia. Các thiết bị này đều do các đối tác tin cậy, có thương hiệu hàng đầu thế giới, đã cung cấp hầu hết các thiết bị cho đài trong suốt những năm qua và thiết bị đã được chứng minh có độ bền cao ổn định trong suốt quá trình vận hành, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Khá với các đơn vị khác vận chuyển bằng đường thủy, AVG đã chịu đầu tư cao khi vận chuyển các thiết bị bằng máy bay nên đã rút ngắn thời gian nhận máy hơn 1 tháng."
Được biết, với đợt tăng tần số này, AVG cho biết đã đầu tư không dưới 3 triệu USD. Cùng với việc công bố tặng đầu thu tại Hà Nội, AVG chi không dưới 100 tỷ đồng cho các hoạt động của mình trong thời gian ngắn.
Trạm phát sóng số mặt đất của Truyền hình An Viên trên đỉnh tòa nhà Keangnam, Hà Nội.
AVG cũng đã hoàn thiện việc lắp đặt các máy phát sóng tại 9 trạm phát sóng ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ để phục vụ cho việc tăng thêm tần số và tăng kênh bắt đầu từ ngày 18/10 vừa qua.
Hiện, Truyền hình An Viên đang sử dụng 2 công nghệ là truyền hình kỹ thuật số mặt đất (DTT) và truyền hình kỹ thuật số vệ tinh (DTH) đều với thế hệ hai (DVB-S2 và DVB-T2) kết hợp chuẩn nén MPEG4, công nghệ mạng đơn tần SFN. Công ty đã được Hiệp hội Phát thanh - Truyền hình Châu Á Thái Bình Dương (ABU) đánh giá là đơn vị có công nghệ truyền hình kỹ thuật số tiên tiến nhất hiện nay.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Ngôi sao phim “Vì sao đưa anh tới” vừa được bình chọn là nam diễn viên xuất sắc nhất châu Á trong khuôn khổ LHP Quốc tế Tokyo.
Tối 23-10, 38 thí sinh lọt vào vòng chung khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014 khu vực phía Bắc đã có phần thi trình diễn để chọn ra top 20 vào vòng chung kết.
MTV vừa công bố Sarah Geronimo - nữ ca sĩ Philippines, đã chiến thắng tại hạng mục nghệ sĩ Đông Nam Á xuất sắc nhất nằm trong khuôn khổ giải Best Worldwide Act tại MTV EMA 2014.
Website du lịch hàng đầu thế giới TripAdvisor vừa công bố 3 bảo tàng Việt Nam gồm: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Bảo tàng Chứng tích chiến tranh lọt TOP 25 bảo tàng hấp dẫn nhất thế giới.