UNESCO xem xét công nhận Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản nhân loại
- Cập nhật: Thứ sáu, 21/11/2014 | 6:41:14 AM
Hồ sơ đề nghị công nhận dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ xem xét tại kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, từ ngày 24-28/11, tại Paris (Pháp).
Ảnh minh họa
|
Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO đã nhận được 46 hồ sơ đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 8 hồ sơ đề nghị công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, 4 hồ sơ đề nghị đưa vào Danh sách Thực tiễn bảo vệ tốt nhất và 2 hồ sơ đề nghị nhận tài trợ từ Quỹ hỗ trợ bảo tồn di sản của UNESCO.
Việc dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được xem xét là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại kỳ họp lần này là thêm một cơ hội tôn vinh các di sản văn hóa và tinh thần của dân tộc ta.
Đây là hai thể hát dân ca có ca từ bằng thơ dân gian cô đọng, súc tích, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hát nên luôn được trao truyền, kế thừa và sáng tạo.
Loại hình dân ca này cũng có nội dung phản ánh xã hội, lịch sử; thể hiện tâm tư, tình cảm, tình yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa; giáo huấn, triết lý trọng nghĩa, trọng tình, mang đậm tính nhân văn của người Việt Nam. Các chuyên gia ước tính có khoảng 15 điệu Ví, 8 điệu Giặm được gọi tên theo bối cảnh cuộc sống, lao động, nghề nghiệp như Ví phường vải, Ví đò đưa, Giặm ru, Giặm kể…
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở 259 làng, thôn, xóm, khu dân cư của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh (miền Trung Việt Nam). Đa số người Nghệ Tĩnh biết hát Ví, Giặm vì loại hình dân ca này chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa, cuộc sống của họ.
Ngày nay, hát Ví, Giặm phổ biến trong cuộc sống, phong trào văn hóa xã hội, lễ hội, các cuộc gặp gỡ vui chơi, liên hoan văn nghệ và còn được chuyển hóa thành các ca khúc, ca kịch trình diễn trên sân khấu.
(Theo Chinhphu.vn)
Các tin khác
Vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014 bắt đầu từ ngày 23/11 – 6/12 với sự tham gia của 40 thí sinh xuất sắc đã được BTC lựa chọn.
Trong 2 ngày 19 và 20/11/2014, Bộ TT&TT vừa ban hành quyết định xử phạt 5 báo điện tử gồm Thanh Niên, Tiền Phong, Một Thế Giới, Infonet và Tri Thức trực tuyến vì đăng bài có chi tiết không chính xác.
Theo thông tin từ Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, nhiều hoạt động văn hóa-nghệ thuật đặc sắc nhằm giới thiệu, tôn vinh các loại hình di sản văn hóa Việt Nam sẽ được tổ chức liên tục từ nay đến hết ngày 23/11 tại nhiều địa điểm trong khu phố cổ.
YBĐT - Nhân kỷ niệm 90 năm phát hiện và nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn ( 1924-2014), Bảo tàng Yên Bái phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề "Văn hóa Đông Sơn" tại Hà Nội, do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia chủ trì, nhằm giới thiệu tới công chúng những di vật đặc sắc của nền văn hóa này, cùng những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật ẩn chứa trong sưu tập.