Có một Trường Sa như thế!

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/2/2015 | 8:27:22 AM

YBĐT - Nắng xuân sóng sánh như mật ong rải đều trên những cánh rừng già thâm nghiêm và khắp các bản, làng của người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên. Miền đất “trong mây” mang một vẻ đẹp hoang sơ và kì vĩ.

Bao đời nay, những người Mông nơi đây sinh ra gắn với rừng, lớn lên cùng rừng. Nhờ sự đầu tư của Nhà nước, đường sá đi lại đã bớt khó khăn nhưng cuộc sống của đồng bào vẫn chưa thôi nỗi nhọc nhằn. Nếu như người Mông ở Mù Cang Chải tự hào về Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang bao nhiêu thì những người Mông ở Nà Hẩu lại tự hào về công trình cột cờ chủ quyền Trường Sa đầu tiên ở Yên Bái bấy nhiêu.

Nhiều năm qua, là đơn vị được Tỉnh ủy giao phụ trách xã những người làm báo đã quyết định làm công trình đặc biệt ghi dấu ấn trên mảnh đất này. Ngày 25/7/2014, đồng chí Phí Văn Nam - Phó tổng biên tập Báo Yên Bái (ngoài cùng, bên trái) đã có mặt cùng đồng bào nơi đây khởi công xây dựng cột cờ Trường Sa theo đúng khuôn mẫu của cột cờ đảo Trường Sa Lớn tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nà Hẩu bằng sự đóng góp của tập thể cán bộ cơ quan cùng sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh (ảnh trên).

Những đoàn viên thanh niên của Báo Yên Bái đã dành tất cả tâm sức và nhiệt huyết trong suốt quá trình xây dựng.

Tự hào thay, trong tiếng trống trường rộn rã chào năm học mới 2014 - 2015, những em học sinh người Mông đã có buổi lễ chào cờ đầu tiên dưới cột cờ chủ quyền Trường Sa thiêng liêng.

Đồng chí Hà Đức Hoan (người đứng giữa) - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và đồng chí Nguyễn Minh Tuấn (người thứ 4, phải sang) - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng biên tập Báo Yên Bái cùng lãnh đạo địa phương cắt băng khánh thành công trình.


Xuân đã về với mọi nẻo và giữa núi rừng đại ngàn xa xôi, nơi có những người Mông luôn một lòng theo Đảng, giờ, đã có một Trường Sa như thế với những cô bé, cậu bé ngày ngày học tập, vui chơi đang lớn lên mỗi ngày tình yêu Tổ quốc, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Các tin khác
Thi làm bánh chim gâu của người Cao Lan.
(Ảnh: Hoàng Đô)

YBĐT - Dân tộc Cao Lan còn có tên gọi khác là: Sán Dìu, Sán Chay, Sán Chỉ, Mán Cao Lan. Tại Yên Bái, người Cao Lan chủ yếu cư trú trên địa bàn huyện Yên Bình. Cũng như nhiều dân tộc khác, từ thuở xa xưa, người Cao Lan đều coi tết Nguyên Đán là thời khắc vô cùng trọng đại vì mọi người không chỉ được nghỉ ngơi, vui chơi, hưởng thụ của ngon, vật lạ mà còn là lúc trời đất, tổ tiên, con người giao hòa với nhau.

Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 17-2 cho biết, ASEAN đang phát động cuộc thi thiết kế tem và dấu bưu điện kỷ niệm việc hình thành Cộng đồng ASEAN tại tất cả các nước thành viên.

YBĐT - Thấm thoát thế mà tháng Chạp đã về, năm nọ cứ nối tiếp năm kia, một cái Tết nữa lại đến. Trên khắp các phố phường tấp nập, các cửa hàng, siêu thị ngập tràn hàng Tết, nhưng ở đâu đó, tại các làng quê những phiên chợ Tết cũng mang những sắc thái riêng, tạo nên những cảm xúc, gợi lên những hồi ức của một thời đã xa.

Ngày 13-2, Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam đã chính thức đưa ra những thông tin về chương trình truyền hình được mong đợi nhất trong dịp cuối năm- Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2015. Theo đó Táo quân 2015 là câu chuyện xung quanh chính sách tinh giản biên chế trên thiên đình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục