Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/4/2016 | 7:57:48 AM

Trưa 14/4, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, tác giả của nhiều tình khúc nổi tiếng trong đó có “Buồn ơi, chào mi!” đã qua đời do bệnh tuổi già. Trên các trang mạng xã hội, các nghệ sĩ và người hâm mộ bày tỏ sự tiếc thương nhạc sĩ. Làng nhạc Việt lại mất đi một nhạc sĩ gạo cội.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời ở tuổi 76.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời ở tuổi 76.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã được gia đình đưa vào viện nằm điều trị cách ly ba tuần nay và đến trưa 14/4, ông trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 76 tuổi.

Trước đó, ngày 20/3, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 phải vào bệnh viện Hoàn Mỹ TP Hồ Chí Minh để cấp cứu. Ông bị bệnh về đường hô hấp kèm suy thận, suy tim khiến sức khỏe giảm sút trong nhiều năm nay. Lúc này, sức khỏe của ông đã rất yếu. Nhiều nghệ sĩ Việt đã vào thăm ông và tâm sự, tình trạng của nhạc sĩ ngày một trầm trọng, ông liên tục bị hôn mê.

Sau đó, gia đình chuyển ông sang bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh để tiếp tục điều trị. Tại đây, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 được phẫu thuật và nằm trong phòng cách ly. Vào thời điểm ông qua đời, con trai cả của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là nhạc sĩ Nguyễn Quang đang lưu diễn tại Mỹ, chỉ có con trai thứ Quang Anh túc trực bên cạnh.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh năm 1940 tại Phan Rang. Ông chuyển vào Sài Gòn sống từ năm 11 tuổi. Nhạc sĩ sáng tác không nhiều nhưng ca khúc của ông ghi dấu trong lòng nhiều thế hệ như: “Không”, “Tình yêu đến trong giã từ”, “Bơ vơ”, “Cô đơn”, “Buồn ơi chào mi!”, “Lặng lẽ tiếng dương cầm”...

Ngoài viết nhạc, Nguyễn Ánh 9 còn nổi danh là nhạc công piano. Tiếng đàn của ông từng nâng đỡ giọng hát của nhiều thế hệ ca sĩ như Thái Thanh, Khánh Ly, Ý Lan, Ánh Tuyết...

Hiện nay, trên các trang mạng xã hội, rất nhiều nghệ sĩ, người hâm mộ bày tỏ sự tiếc thương dành cho ông. Ca sĩ Vũ Thắng Lợi bày tỏ: “Vĩnh biệt bác. Buồn ơi, sẽ chẳng bao giờ cô đơn nữa!”. Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long, người đã từng vào thăm nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cách đây không lâu thì tiếc thương trích một câu hát trong ca khúc “Tiếng hát lạc loài” của ông để bày tỏ sự tưởng nhớ: “Chỉ còn tiếc nuối khôn nguôi, cô đơn bơ vơ tiếng hát lạc loài’…

Như vậy, chỉ chưa đầy một tháng sau sự ra đi của các nhạc sĩ Lương Minh, Thanh Tùng, Trần Lập, làng nhạc Việt lại mất thêm một nhạc sĩ tài hoa, giản dị.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Sáu cuốn sách vào chung khảo Man Booker International 2016.

Tác giả Hàn Quốc và Trung Quốc góp mặt trong "shortlist" của giải thưởng văn học dành cho những tác phẩm nước ngoài dịch ra tiếng Anh hoặc xuất bản ở Anh.

Giải Âm nhạc Cống hiến 2016 sẽ tôn vinh nhạc sĩ Thanh Tùng và rocker Trần Lập.

Ngày 14-4, tại Hà Nội và TPHCM, báo Thể thao & Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức Lễ bầu chọn giải Âm nhạc Cống hiến lần 11-2016 với sự tham gia của gần 100 phóng viên các báo, đài.

Điệu múa “Tắm suối” được khai thác chất liệu từ múa Thái nhẹ nhàng, uyển chuyển. 
(Ảnh: Sơn Nam)

YBĐT - Người làm biên đạo múa ở Yên Bái không nhiều nên nói đến các biên đạo như Hoàng Anh Đậu, Bích Thảo, Xuân Bình, Phú Bình, khán giả yêu nghệ thuật múa Yên Bái không những quen mặt mà còn có thể kể tên một vài tiết mục của họ.

Các nghệ nhân hát Xoan trình diễn những làn điệu cổ độc đáo và đặc sắc.

Về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2016, du khách thập phương sẽ được thưởng thức các làn điệu Xoan cổ mượt mà, đằm thắm, thấm đậm tình đất, tình người đất Tổ Vua Hùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục