Gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng Quốc ca theo di nguyện

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/7/2016 | 1:53:48 PM

Hoạ sĩ Văn Thao, con trai trưởng của cố nhạc sĩ Văn Cao chia sẻ, vừa qua gia đình ông đã đồng thuận ký đơn gửi lên Văn phòng Quốc hội hiến tặng ca khúc “Tiến quân ca” cho Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Tiến quân ca đã sống cùng dân tộc Việt Nam 70 năm qua.
Tiến quân ca đã sống cùng dân tộc Việt Nam 70 năm qua.

“Lý do gia đình tôi quyết định tặng ca khúc “Tiến quân ca” do cha tôi sáng tác cho Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam mà Văn phòng Quốc hội sẽ đại diện nhận là thể theo di nguyện của cha tôi trước khi mất. Như tôi đã chia sẻ, khi viết xong ca khúc “Tiến quân ca” và được Bác Hồ chọn làm “Quốc ca”, cha tôi đã khóc. Ông nói, kể từ hôm nay bài hát “Tiến quân ca” đã không còn là của tôi nữa mà là của nhân dân.

Ông cảm thấy rất vinh dự và tự hào vì trong số số rất nhiều bài hát, chỉ có bài “Tiến quân ca” được chọn là “Quốc ca” của Việt Nam và được quy định trong Hiến pháp của nước ta. Đến nay, ca khúc đã “sống” hơn 70 năm qua, đi theo không biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử đất nước. Mỗi lần “Quốc ca” cất lên là người nghe thấy được giai điệu hùng tráng của dân tộc.

Từ trước khi có luật bản quyền tác giả ra đời, ca khúc vẫn thuộc quyền sở hữu của gia đình. Nhà nước cũng chưa bao giờ đặt vấn đề trả tiền bản quyền sử dụng ca khúc cho gia đình. Chắc cũng có cái khó là bài hát đã tồn tại quá lâu và quá dài nên không biết trả tiền thế nào.

Gia đình cũng chưa bao giờ đặt vấn đề đòi tiền tác giả bài hát “Quốc ca”. Cho nên bây giờ thể theo nguyện vọng của cha tôi, gia đình tôi muốn hiến tặng lại ca khúc này cho nhà nước, cho nhân dân… và Quốc hội sẽ đại diện đứng ra nhận.

Trong đơn hiến tặng công khai, có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên có quyền thừa kế hợp pháp trong gia đình và có chứng thực của bên Tư pháp.

Trong đơn cũng ghi rõ gia đình không hề đòi hỏi bất kỳ quyền lợi nào, gia đình hiến tặng một cách vô tư. Sau khi hiến tặng, Nhà nước có quyền sử dụng ca khúc dưới mọi hình thức”, con trai trưởng của cố nhạc sĩ Văn Cao xúc động nói.

Hoạ sĩ Văn Thao cho biết thêm, thứ 6 tuần này (tức 8/7), gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao sẽ ngồi lại với Văn phòng Quốc hội để bàn bạc cụ thể hơn về thời gian và cách thức tổ chức hiến tặng ca khúc. Theo hoạ sĩ Văn Thao, Văn phòng Quốc hội muốn việc hiến tặng “Tiến quân ca” trước ngày giỗ của cố nhạc sĩ Văn Cao (ngày giỗ cố nhạc sĩ là 10/7).

Tuy nhiên, theo thông tin từ Văn phòng Quốc hội thì lễ tiếp nhận ca khúc “Tiến quân ca” của cố nhạc sĩ Văn Cao sẽ được diễn ra vào 15/7 tại Toà nhà Quốc hội.


Theo gia đình cố nhạc sĩ thì việc hiến tặng Quốc ca được thực hiện theo di nguyện của nhạc sĩ Văn Cao. Ảnh: TL.

Theo gia đình cố nhạc sĩ thì việc hiến tặng "Quốc ca" được thực hiện theo di nguyện của nhạc sĩ Văn Cao.

Trong buổi lễ, đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng sẽ truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố nhạc sĩ Văn Cao và tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho bà Nghiêm Thuý Băng, vợ cố nhạc sĩ.

Năm 2010, bà Nghiêm Thúy Băng đã có thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hiến tặng tác phẩm “Tiến quân ca” cho Nhà nước và nhân dân Việt Nam theo di nguyện của người chồng quá cố.

Nhiều cơ quan báo chí cũng đã từng phản ánh về việc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thu tiền bản quyền tác phẩm âm nhạc “Tiến quân ca” của cố nhạc sĩ Văn Cao trong chương trình “Hát mãi khúc quân hành” ngày 15/8/2015 tại Nhà hát Tuổi Trẻ và chương trình “Tự hào tổ quốc tôi” ngày 17/8/2015 tại Cung thể thao tổng hợp Quần Ngựa Hà Nội. Đây là hai chương trình hướng tới Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vì vậy, ngày 25/8/2015, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Bản quyền tác giả đã làm việc và thông báo cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam dừng thu phí bản quyền với ca khúc “Tiến quân ca”.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Một cảnh trong vở nhạc kịch Lion King của Nhà hát Shiki.

Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Nhạc kịch Shiki (Nhật Bản) dắt đầu triển khai dự án hợp tác dàn dựng và công diễn tác phẩm “Majorin, cô bé phép thuật”, vở nhạc kịch đầu tiên tại Việt Nam có tính chính quy và mang tầm vóc quốc tế.

Khách du lịch Trung Quốc tại Nha Trang.

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành chấn chỉnh hoạt động du lịch, nhất là các địa phương trọng điểm đón khách du lịch quốc tế.

Tác phẩm

Tác phẩm “Về nguồn” của tác giả Nguyễn Trang Kim Cương (thành phố Hồ Chí Minh), đã xuất sắc giành huy chương Vàng cuộc thi Ảnh nghệ thuật Du lịch toàn quốc lần thứ 7 chủ đề “Việt Nam hôm nay.” Bức ảnh đã thể hiện rất rõ tính “du lịch,” qua hình ảnh các du khách chăm chú nghe hướng dẫn viên giới thiệu lịch sử khu di tích Mỹ Sơn.

Tác phẩm

Ban Tổ chức Cuộc thi Ảnh Nghệ thuật Du lịch toàn quốc lần thứ 7 cho biết, sau 6 tháng phát động (từ 17/12/2015 đến 31/5/2016) cuộc thi nhận được sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của 454 tác giả ở 55 tỉnh, thành trên cả nước, với 5.464 tác phẩm dự thi. Trong đó, có 5.128 ảnh màu; 246 ảnh đen trắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục