Giao lưu nghệ thuật “Tổ quốc mãi mãi ghi công”
- Cập nhật: Thứ sáu, 22/7/2016 | 8:24:06 AM
Tối 21-7, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2016), Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đã tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tổ quốc mãi mãi ghi công”, nhằm bày tỏ lòng tri trân đối với các anh hùng liệt sĩ đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Tổ quốc.
Một tiết mục tại buổi giao lưu nghệ thuật.
|
Tham dự chương trình có: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; cùng đông đảo các đồng chí lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, tướng lĩnh quân đội; đại diện các Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn Hà Nội, các cựu chiến binh, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng...
Vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã hiến dâng tuổi thanh xuân, cuộc sống của mình cho đất nước. Để ghi nhớ, đền đáp công ơn to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, mẹ Việt Nam anh hùng và các gia đình có công với cách mạng; góp phần động viên tinh thần và bù đắp một phần những mất mát, hy sinh vĩ đại ấy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và triển khai hiệu quả công tác tri ân đối với người có công với cách mạng. Đến nay, cả nước có hàng triệu người được hưởng chế độ ưu đãi; hàng chục ngàn con liệt sĩ, thương binh được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục-đào tạo, y tế; hàng vạn cán bộ lão thành cách mạng được hỗ trợ cải thiện nhà ở; 100% Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được phụng dưỡng và chăm sóc chu đáo...
Theo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hiện nay vẫn còn gần 200.000 hài cốt liệt sĩ chưa được tìm thấy; khoảng 300.000 hài cốt liệt sĩ đã tìm thấy, đang yên nghỉ tại các nghĩa trang nhưng chưa xác định được danh tính. Nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được Đảng, Nhà nước, quân đội đặc biệt quan tâm, coi trọng và xem đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.
Thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đến năm 2020 và những năm tiếp theo của Chính phủ, đến nay các quân khu và 63 tỉnh, thành phố đã thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và đi vào hoạt động hiệu quả. Các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân tham gia không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà bằng cả tấm lòng với những liệt sĩ. Hàng ngày, 19 đội quy tập hài cốt liệt sĩ của QĐND Việt Nam vẫn miệt mài ở những nơi rừng thiêng, nước độc, vượt qua muôn vàn khó khăn để tìm kiếm và đưa các liệt sĩ trở về với người thân, quê hương...
(Theo SGGP)
Các tin khác
Qua 4 đợt xét duyệt, hiện nay Cố đô Huế có 6 cổ vật được Thủ tướng ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia, gồm Cửu đỉnh và Cửu vị thần công, chuông chùa Thiên Mụ, ngai vua triều Nguyễn, áo Tế giao của vua Nguyễn, bia Khiêm Cung Ký và vạc đồng thời chúa Nguyễn (bộ sưu tập).
Vừa qua, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Việt Nam tổ chức trao giải và tổ chức triển lãm “Dòng sông Việt - 2016”
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hoá nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan này đã đồng ý để Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng và các tỉnh có di sản tiến hành nghiên cứu, xây dựng Hồ sơ quốc gia Nghệ thuật xòe Thái đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.