Phụ nữ Việt ra mắt cuốn sách Pháp ngữ “Mảnh đất bị nhiễm độc của tôi”
- Cập nhật: Thứ tư, 10/8/2016 | 7:50:25 AM
Cuốn sách "Ma terre empoisonnée" (tạm dịch "Mảnh đất bị nhiễm độc của tôi") vừa được Nhà xuất bản Stock phát hành đầu năm 2016 và được đông đảo độc giả quốc tế đón nhận.
Giữa năm 2014, bà Trần Tố Nga - một phụ nữ Việt Nam mang quốc tịch Pháp - đã khởi kiện 26 công ty hóa chất Mỹ tại Tòa án thành phố Evry, Cộng hòa Pháp. Hành trình đầy cam go đi tìm công lý cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đã được nhắc đến trong cuốn sách của bà có tên gọi "Mảnh đất bị nhiễm độc của tôi".
Ngay từ khi xuất bản, cuốn sách của bà Trần Tố Nga đã được dư luận và giới truyền thông thế giới đón nhận tích cực. Cuốn sách 300 trang kể về cuộc đời trên 70 năm của một người phụ nữ vắt qua hai thế kỷ đầy chấn động tại Việt Nam. Bản thân tác giả cũng là một nạn nhân chất độc da cam. Giai đoạn 1966-1970, bà sống và làm việc trong những vùng bị rải chất độc nặng nhất ở miền Nam Việt Nam.
Hiện nay, tác giả đang viết bản tiếng Việt và dự định sẽ xuất bản cuốn sách tại Việt Nam. Chính nghị lực và niềm tin của bà Trần Tố Nga - một nạn nhân da cam đang truyền cảm hứng và hy vọng cho hàng triệu nạn nhân da cam Việt Nam.
* Tác giả cuốn sách, bà Trần Tố Nga, sẽ là khách mời trong chương trình "Cuộc sống thường ngày" vào 17h45 ngày 10/8 tới, đúng ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
(Theo VTV)
Các tin khác
Cuộc thi Hoa hậu doanh nhân người Việt châu Á đang diễn ra từ ngày 8/8 đến ngày 14/8 tại tỉnh Aichi, Nhật Bản.
Kênh truyền hình SER TIVI chuyên về văn hóa, giáo dục và thể thao có số lượng khán giả cao và ổn định ở Panama vừa công chiếu một bộ phim tài liệu dài 30 phút về đất nước và con người Việt Nam.
Tối 7/8, tại FLC Sầm Sơn Beach & Golf Resort (Thanh Hóa) đã diễn ra đêm chung kết Hoa hậu Bản sắc Việt toàn cầu 2016.
Theo Dự án “Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số” (dự án) của Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL), các dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là các DT có số dân dưới 10.000 người sẽ được ưu tiên bảo tồn, phát triển văn hóa.