Nhiều tác phẩm nổi tiếng sẽ tái hiện trong “Đi qua cùng cỏ non”
- Cập nhật: Thứ năm, 25/8/2016 | 9:25:45 AM
Ngày 24-8, Ban tổ chức chương trình “Giai điệu tự hào” cho biết, câu chuyện âm nhạc về những ca khúc về lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) thời kỳ sau tháng 4-1975 sẽ được tái hiện qua chương trình “Giai điệu tự hào” mang tên “Đi qua vùng cỏ non” sẽ diễn ra vào ngày 27-8.
Một tiết mục trong “Đi qua vùng cỏ non”.
|
Sau ngày 30-4-1975, người Sài Gòn hân hoan trong nỗi mừng vui non sông liền một dải. Nhưng bao bộn bề của một thành phố sau chiến tranh lại hiện ra trước mắt và họ, bằng tất cả nhiệt huyết lại bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Đó cũng là thời khắc những giai điệu đẹp đẽ lại ra đời và nhẹ nhàng cất lên từ cuộc sống sôi động của lớp người trẻ trong lực lượng thanh niên xung phong (TNXP).
Trong chương trình đặc biệt này, các khán giả thuộc thế hệ thứ 4 sẽ được trở về miền ký ức sau tháng 4-1975 đầy vất vả, khó khăn. Từ nỗi sợ hãi đến niềm vui nước mắt đều chất chứa trong những câu chuyện của các anh chị TNXP kể lại và được trải ngiệm qua những sáng tác của các tác giả nổi tiếng: Đi qua vùng cỏ non (Sáng tác: Trần Long Ẩn); Chiều trên quê hương tôi (Sáng tác: Trịnh Công Sơn); Thành phố tình yêu và nỗi nhớ (Thơ: Nguyễn Nhật Ánh; Nhạc: Phạm Minh Tuấn); Tình ca mùa xuân (Sáng tác: Tôn Thất Lập); Ơi cuộc sống mến thương (Sáng tác: Nguyễn Ngọc Thiện); Em như tia nắng mặt trời (Sáng tác: Nguyễn Đức Trung); Thành phố trẻ (Sáng tác: Trần Tiến)...
“Đi qua vùng cỏ non” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn mang nhiều trăn trở của cả thế hệ với ca từ đậm chất thơ, sẽ được thổi một màu sắc hoàn toàn mới, đòi hỏi ca sĩ thể hiện phải có kỹ thuật và sự trải nghiệm. Với giọng hát truyền cảm trầm ấm, cách thể sinh động, Hoàng Quyên đã đẩy thêm chiều sâu cảm xúc để ca khúc hiện lên hết sức tinh tế, cho người nghe thấy một không gian nhiều ngổn ngang, nhiều vết thương nhưng đã bắt đầu “lên da non”.
“Giai điệu tự hào tháng 8” cũng sẽ mang đến những giá trị âm nhạc, cảm xúc, tình yêu quê hương trong ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhưng khung cảnh, không gian của âm nhạc đã có sự cách tân rất lớn.
Ca khúc “Thành phố tình yêu và nỗi nhớ” của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn được phổ nhạc từ một bài thơ nổi tiếng xuất hiện trong nhiều cuốn nhật ký của những người trí thức khi ấy mang nỗi lòng của những người con đi xa, được ca sĩ Thu Phương thể hiện trọn vẹn theo đúng cảm xúc của chị.
“Tình ca mùa xuân” của nhạc sĩ Tôn Thất Lập mang lại sự tinh tế, ngọt ngào lại được thể hiện bởi 2 giọng ca "lãng mạn" của Nhật Thủy – Đinh Mạnh Ninh đã chinh phục được những người vốn từ lâu yêu thích ca khúc “Tình ca mùa xuân”.
Có lẽ, ca khúc ấn tượng nhất trong chương trình “Giai điệu tự hào tháng 8” phải nhắc đến “Ơi cuộc sống mến thương” của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện khi là sự kết hợp xuất sắc cho một ca khúc cho giới trẻ ngày xưa được thể hiện bởi giới trẻ thời đại này, thể hiện đúng với tinh thần của các nghệ sĩ trẻ, luôn tìm tòi cái mới để nói lên tiếng nói riêng của mình.
Với “Giai điệu tự hào tháng 8” Đi qua vùng cỏ non, khán giả vẫn thấy sự hào hùng sôi nổi, duyên dáng nên thơ trong âm nhạc sau giải phóng, lại được thổi vào đó nét trẻ trung, không khí thời đại của ngày hôm nay.
Sau mỗi tiết mục ca nhạc, Hội đồng bình chọn sẽ trò chuyện về bối cảnh ca khúc được viết, những câu chuyện xúc động gắn với tác giả, người nghe ở giai đoạn đó được nhắc lại, cùng những đánh giá chuyên môn âm nhạc dành cho ca khúc, nghệ sĩ trình diễn trong chương trình.
(Theo CAND)
Các tin khác
Với một số lượng ít ỏi phim tài liệu phản ánh ngày Quốc khánh 2/9/1945, thì những phim này xem như “của hiếm”, “của quý” của Điện ảnh Việt Nam.
Tác phẩm Khoảnh khắc tuổi thơ của Huỳnh Công Nghĩa (Ninh Thuận) đoạt Huy chương vàng ghi lại hình ảnh một em bé người Raglai đang cõng con cừu tại vùng hạn.
Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị to lớn nhằm quảng bá hình ảnh con người và cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông, giới thiệu nét đẹp trong văn hóa truyền thống ở địa phương có người Mông sinh sống tới cộng đồng dân tộc anh em và khách du lịch quốc tế.