Phát hành bộ tem “Chợ quê Việt Nam”

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/3/2017 | 9:10:00 AM

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức phát hành bộ tem “Chợ Việt Nam” nhằm góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bên cạnh việc giới thiệu đến du khách và bạn bè quốc tế hình ảnh của Việt Nam.

Bộ tem “Chợ quê Việt Nam”.
Bộ tem “Chợ quê Việt Nam”.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, cùng với nhiều thành tựu nổi bật sau 30 năm đổi mới của Việt Nam đã đem đến những đổi thay to lớn về mọi mặt đời sống. Xã hội tiêu dùng như một mô hình đa chiều, phong phú của quy luật kinh tế tất yếu được phản ánh qua sự xuất hiện của nhiều loại hình siêu thị, trung tâm thương mại… Tuy nhiên, chợ truyền thống Việt Nam luôn luôn trường tồn theo thời gian. Ngoài mục đích kinh tế đơn thuần, chợ còn là nơi hò hẹn kết duyên, sinh hoạt cộng đồng, giao thoa đặc trưng văn hóa các vùng, miền và cũng là điểm tựa tinh thần, tâm linh, kết nối truyền thống với hiện đại của người Việt.

Bộ tem “Chợ Việt Nam” gồm 03 mẫu, thể hiện trên khuôn khổ 60mm x 25mm do họa sỹ Tô Minh Trang, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thực hiện. Bộ tem thể hiện 3 loại hình chợ đặc trưng gồm: chợ vùng cao, chợ làng, chợ sông nước với không gian và thời gian chủ yếu vào lúc bình minh.
Bộ tem được thể hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật và bút pháp vẽ tay theo phong cách trang trí dân gian chủ yếu bằng các mảng màu và nét đen đan cài lúc theo hình, khi buông lơi, ra vào giữa hình và nền tạo không gian hiện thực viễn cận huyền ảo nhưng rất gần gũi với đời sống Việt.

Bộ tem có thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng đến ngày 31/12/2018.

(Theo Dangcongsan.vn)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục