Yên Bái triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Cập nhật: Thứ hai, 31/7/2017 | 4:58:03 PM
YênBái - Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đêm hội xòe Nghĩa Lộ
|
Thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của nhân dân.
Tăng cường quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Yên Bái, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế. Xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa; ưu tiên phát triển các ngành có nhiều lợi thế, tiềm năng của địa phương.
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Yên Bái đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc đầu tư cho văn hóa như là một phần chiến lược kinh doanh và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Huy động sự tham gia rộng rãi, có hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong thời kỳ mới nhằm cải thiện điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ văn hóa, nâng cao hiệu quả việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường; các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất đai, khuyến khích sáng tạo đối với văn nghệ sỹ, các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, bảo đảm đồng bộ, tránh chồng chéo, trùng lặp nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; tăng cường phân cấp trong hệ thống hành chính, đồng thời đẩy mạnh hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ.
Đẩy mạnh hợp tác, xúc tiến thương mại, đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực văn hóa, du lịch thu hút khách du lịch đến Yên Bái. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và cơ sở dữ liệu về các ngành công nghiệp văn hóa. Tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch phát triển các ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung, đồng thời nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng quy hoạch phát triển đối với những ngành chưa có quy hoạch (nếu cần thiết).
Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực và cải thiện kỹ năng quản lý, kỹ năng kinh doanh trong các ngành công nghiệp văn hóa; đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan; hình thành đội ngũ chuyên gia trong các ngành công nghiệp văn hóa và lĩnh vực bản quyền. Có chế độ đãi ngộ phù hợp để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm chuyên môn về công tác phát triển ngành công nghiệp văn hóa đến tỉnh Yên Bái làm việc.
Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong sáng tạo, sản xuất, phổ biến, lưu giữ các sản phẩm văn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa; thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các ngành công nghiệp văn hóa gắn với ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại.
Xây dựng các chính sách ưu đãi, đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến đầu tư phát triển ngành công nghiệp văn hóa sẵn có lợi thế, tiềm năng của tỉnh như du lịch văn hóa. Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tăng cường đầu tư vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, hỗ trợ đầu tư phát triển nguồn nhân lực, quảng bá, phát triển thị trường văn hóa, tạo mối liên kết thị trường về ngành nghề và khu vực, xây dựng thương hiệu cho các ngành công nghiệp văn hóa. Tăng cường vai trò của các tổ chức hiệp hội ngành nghề trong việc đầu tư, hỗ trợ phát triển các hoạt động sáng tạo, sản xuất, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ văn hóa.
Từng bước hình thành cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ văn hóa trong tỉnh thông qua hoạt động quảng bá, nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa của người dân địa phương; phát huy vai trò tuyên truyền, giáo dục của các đơn vị, tổ chức văn hóa nhằm phát triển công chúng, người tiêu dùng về năng lực hiểu biết, cảm thụ các sản phẩm, dịch vụ văn hóa. Đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng tham gia vào thị trường văn hóa trong khu vực và cả nước; xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng.
Tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc tế tại tỉnh Yên Bái, thu hút sự tham gia của các nghệ sĩ, được công chúng quan tâm; lồng ghép các chương trình quảng bá phát triển công nghiệp văn hóa gắn với các sự kiện ngoại giao của tỉnh. Xây dựng và triển khai các chương trình quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thương hiệu doanh nghiệp văn hóa Yên Bái tại các hội chợ trong nước và quốc tế; lồng ghép các chương trình quảng bá phát triển công nghiệp văn hóa gắn với các sự kiện ngoại giao.
Xây dựng các sản phẩm của ngành công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, quảng cáo, du lịch văn hóa.
(Theo Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái)
Các tin khác
Vượt qua gần 300 phim gửi tham dự Liên hoan phim (LHP) Quốc tế Á - Âu lần thứ 13, diễn ra từ ngày 22 đến 28-7 tại thành phố Astana - Kazakhstan, “Đảo của dân ngụ cư” của nữ đạo diễn Hồng Ánh đã xuất sắc giành Giải đặc biệt của Ban giám khảo sau khi lọt vào vòng tranh giải của 12 bộ phim quốc tế.
Liên hoan văn hóa dân gian thế giới 2017 diễn ra từ ngày 27-31/7 tại thành phố Bistrita, miền Bắc Romania với sự tham dự của đại diện các nước Ấn Độ, Singapore, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Ukraine, Việt Nam, Hy Lạp, Italy, Serbia và nước chủ nhà Romania.
“Giai điệu tự hào tháng 7” với chủ đề "Như những huyền thoại" là cuộc hành trình bằng âm nhạc tri ân những huyền thoại trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.
Hội Nhạc sĩ Hà Nội vừa mới công bố tuyển tập đầu tiên những ca khúc viết về người thương binh, liệt sĩ.