Trưng bày Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1946

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/2/2018 | 8:41:10 AM

Tập Sắc lệnh là bản gốc duy nhất và được đánh máy, trong có bút tích của một số thành viên Chính phủ lâm thời sửa chữa, bổ sung nội dung và đều có giá trị pháp lý.


Chiều 1/2, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Trưng bày Bảo vật quốc gia - Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945-1946.

Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ thỏa thuận giữa hai cơ quan về chương trình tổ chức các hoạt động phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, nhằm khắc họa hơn nữa về những hoạt động và quá trình từng bước xác lập thể chế dân chủ của Nhà nước, vai trò, tầm vóc và dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đứng đầu Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 22/1/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2496/QĐ-TTg công nhận bảo vật quốc gia đối với tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945-1946. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã chọn lọc các sắc lệnh tiêu biểu từ 117 sắc lệnh được công nhận là bảo vật quốc gia cùng Biên bản họp Hội đồng Chính phủ, ảnh tư liệu... trưng bày theo các nội dung: Phần 1: Cách mạng Tháng Tám thành công - bước ngoặt trong lịch sử dân tộc Việt Nam; Phần 2: Bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước; Phần 3: Khắc phục khó khăn kinh tế, tài chính; Phần 4: Xây dựng, phát triển văn hóa, giáo dục, củng cố quốc phòng, an ninh-xã hội, ngoại giao.

Trong trưng bày này, điểm đặc biệt là các sắc lệnh là những bản gốc duy nhất, được đánh máy trên nền chất liệu giấy, có một số sử dụng giấy dó, có chữ ký tươi cũng như bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số thành viên Chính phủ lâm thời.

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Khu Di tích Phủ Chủ tịch cho biết, việc tổ chức trưng bày các sắc lệnh tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ đã sống, làm việc trong suốt 15 năm cuối của cuộc đời (1954-1969) - có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Khu Di tích đã và đang làm nhiệm vụ bảo tồn các di tích, tài liệu, hiện vật và môi trường cảnh quan đi đôi với đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để tuyên truyền rộng rãi trong nước và trên thế giới.

Do đó, trưng bày này là dịp để khách tham quan, công chúng biết tới những di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại, những di sản vô cùng đặc biệt trong thời kỳ lịch sử đặc biệt của dân tộc ta.

Sau đây là một số hình ảnh tại lễ khai mạc trưng bày:

Trưng bày các sắc lệnh tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ đã sống, làm việc trong suốt 15 năm cuối của cuộc đời (1954-1969). Ảnh: VGP/Nhật Nam
Phần 2 của Trưng bày có nội dung "Bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước". Ảnh: VGP/Nhật Nam
Sắc lệnh của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc ấn định Quốc kỳ Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Nam
Chính phủ lâm thời đã ban hành nhiều Sắc lệnh nhằm lãnh đạo nhân dân thực hiện các chính sách liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ảnh: VGP/Nhật Nam
Trưng bày này là dịp để khách tham quan, công chúng biết tới những di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại. Ảnh: VGP/Nhật Nam
 
(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Bài hát “Mường Lò ơi! Bài ca xe cáu ké” được làm nền cho nhiều đêm xòe ở Nghĩa Lộ.

YBĐT - " …Ta về đây nơi cội nguồn điệu xòe, nơi câu khắp chảy ra từ dòng suối Nậm Xia. Ta về đây ơi Nghĩa Lộ - Mường Lò hoa ban trắng mùa xuân. Em áo cỏm khăn Piêu, inh lả ơi, sao noọng ời, bên ánh lửa hồng lung linh ta cùng xòe bên nhau...” là những lời thơ mượt mà trong bài thơ "Mường Lò ơi! Bài ca xe cáu ké” của tác giả Lò Thị Huân - Bí thư Thị ủy Nghĩa Lộ được nhạc sỹ Xuân Vinh phổ nhạc.

Một hình ảnh tư liệu trong phim “Xuân 1968 – Báo chí đồng hành cùng dân tộc”.

Nhân kỉ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 (30/01/1968 – 30/01/2018) khán giả cả nước được nhìn lại một trong những sử kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt của dân tộc, qua đó thấy được vai trò của những nhà báo cách mạng đồng hành cùng bước đi của lịch sử qua bộ phim tài liệu "Xuân 1968 – Báo chí đồng hành cùng dân tộc”.

Giây phút đăng quang hoa hậu Đông Nam Á của Trần Hồng Tươi.

Tại cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân người Việt châu Á vừa diễn ra tại Đài Loan, người đẹp đến từ Cần Thơ Trần Hồng Tươi bất ngờ đoạt danh hiệu Hoa hậu Đông Nam Á.

Liên hoan nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 6 vừa được tổ chức vừa qua tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia), đại diện cho Việt Nam - Nguyễn Thế Việt đã xuất sắc giành giải Vàng chung cuộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục