Lê Văn Cường - thầy giáo viết sử bằng thơ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/4/2018 | 8:32:11 AM

YBĐT - Sau những thành công ban đầu từ cuốn "Đại cương thế giới sử thi” được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục người viết lịch sử thế giới bằng thơ lục bát dài nhất, thầy giáo Lê Văn Cường - Trường THPT Cảm Ân, huyện Yên Bình lại tiếp tục trăn trở trong tình yêu lịch sử và thơ ca để viết ra bộ sách lịch sử Việt Nam bằng thơ lục bát.

Dự thảo bìa bộ sách “Việt Nam theo dấu sử ca” của tác giả Lê Văn Cường.
Dự thảo bìa bộ sách “Việt Nam theo dấu sử ca” của tác giả Lê Văn Cường.


Trong dòng tựa của tác phẩm "Đại cương thế giới sử thi” viết bằng thơ lục bát với 3.456 câu tái hiện về lịch sử thế giới từ thời nguyên thủy đến năm 2015, nhà văn Hoàng Việt Quân đã chia sẻ: "Với thể thơ lục bát và lời thơ trần thuật kiến thức lịch sử Lê Văn Cường đã đạt được mục đích của mình là làm thơ để truyền đạt những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới cho người học, người xem dễ hiểu, dễ nhớ, gây cho người ta hứng thú với những vấn đề lịch sử”.
 
Quả đúng như vậy, sau khi được xác lập Kỷ lục Việt Nam, cuốn sách đã tạo ra "đợt sóng” trong cả nước, thu hút nhiều độc giả, đặc biệt là trong giới học sinh và người yêu thích lịch sử. Tác giả Lê Văn Cường vẫn thường nhận được những lời cảm ơn chân thành và những câu chuyện về mong muốn sở hữu cuốn sách từ nhiều độc giả như: "Tôi đã xóa bỏ được cảm giác nhàm chán với môn Lịch sử sau khi đọc tác phẩm này vì những dữ kiện lịch sử qua thơ lục bát trở nên dễ đọc, dễ nhớ và dễ thuộc hơn”.
 
Có độc giả viết thư bày tỏ sự cảm mến cùng mong muốn được sở hữu cuốn sách, cũng có những thắc mắc: "Tại sao không viết lịch sử Việt Nam bằng thơ nhỉ?”…  Đây thực sự là niềm động viên giúp thầy Cường tiếp tục trăn trở, sáng tạo để khơi dậy tình yêu học môn Lịch sử và giúp mọi người đón nhận lịch sử dễ dàng hơn.

Từ khi Nhà xuất bản Hội Nhà văn cho phát hành tập thơ "Đại cương thế giới sử thi” năm 2016, đến nay, thầy Cường đã xin được giấy phép xuất bản bộ sách "Việt Nam theo dấu sử ca” gồm 3 tập với 36.888 câu thơ lục bát khiến mọi người không khỏi ngạc nhiên, thán phục. Trong đó, cuốn 1: "Việt Nam từ thời nguyên thủy đến năm 1858” viết về các thời đại nguyên thủy, dựng nước, Bắc thuộc - chống Bắc thuộc và phong kiến của dân tộc.
 
Tập 2: "Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945” viết về thời kỳ đất nước chịu sự đô hộ của thực dân phong kiến. Tập 3 là "Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2016” viết về thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng nền dân chủ cộng hòa (1945 -1954), thời kỳ xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 - 1975) và thời kỳ xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (1975 - 2016).
 
Thầy Cường chia sẻ: "Tôi thường viết đều đặn mỗi ngày, dịp nghỉ hè thì có thể viết cả ngày, cứ liên tục trong 3 năm tác phẩm đã hoàn thành và đã được Nhà xuất bản Hội Nhà văn chấp thuận phát hành vào năm nay - 2018.
 
Cuốn "Việt Nam theo dấu sử ca” đã ghi chép bằng thơ toàn bộ hệ thống Lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy và quá trình hình thành nước từ thời Kinh Dương Vương liên tục phát triển cho đến thời nay một cách khá dễ hiểu, dễ nắm bắt. Tôi tin cuốn sách sẽ giúp bạn đọc nắm bắt một cách dễ dàng quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, biết được thể chế chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của từng thời đại qua các biến thiên lịch sử cùng những sự kiện lịch sử quan trọng, những anh hùng dân tộc và những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của Tổ quốc Việt Nam…”.

Qua những chia sẻ của thầy giáo Lê Văn Cường, chắc hẳn tác phẩm "Việt Nam theo dấu sử ca” sẽ là cuốn tài liệu tham khảo lịch sử hữu ích, thiết thực để học sinh và độc giả yêu thích lịch sử có thêm một cách tiếp nhận lịch sử nước nhà.

Văn Dương

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục