Xây dựng hồ sơ nghệ thuật làm gốm của người Chăm trình UNESCO

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/6/2018 | 2:05:44 PM

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan này thống nhất với đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc xây dựng Hồ sơ Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của thế giới.

Đồng bào dân tộc Chăm dùng đôi tay khéo léo để tạo nên các dòng sản phẩm với mẫu mã đa dạng.
Đồng bào dân tộc Chăm dùng đôi tay khéo léo để tạo nên các dòng sản phẩm với mẫu mã đa dạng.

Thông tin trên được nêu rõ tại Văn bản số 2572/BVHTTDL-DSVH gửi Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc xây dựng hồ sơ Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm trình UNESCO.

Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý, trong quá trình lập kế hoạch và xây dựng hồ sơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị được Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đề nghị phối hợp xây dựng hồ sơ) cần khảo sát, nghiên cứu và mời các địa phương có di sản gốm truyền thống của người Chăm cùng tham gia.



Kỹ thuật chế tác gốm của người Chăm có nhiều điểm độc đáo, khác biệt.

Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được tờ trình số 41/TTr-UBND (ngày 24/4/2018) của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc xây dựng Hồ sơ Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm trình UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Một trong những đặc điểm nổi bật của nghề làm gốm truyền thống của người Chăm là kỹ thuật chế tác gốm không dùng bàn xoay, nung lộ thiên (bằng rơm, củi), sản phẩm độc đáo mang nhiều dấu ấn lịch sử văn hóa tộc người.

Đồng bào dân tộc Chăm dùng đôi tay khéo léo để tạo nên các dòng sản phẩm với mẫu mã đa dạng, vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng, tôn giáo vừa thể hiện sự sáng tạo mang tính đại điện, bản sắc văn hóa của cộng đồng người Chăm: thạp đựng nước, khoang đựng gạo, bình phong thủy, phù điêu, đèn trang trí, tượng thần Apsara, tượng thần Siva…



Gốm được nung lộ thiên.
 
Nghề làm gốm của người Chăm tỉnh Bình Thuận và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác

Nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng và các nhà hoạch định chính sách về sự cần thiết phải bảo vệ động vật có nguy cơ tuyệt chủng, Chính phủ Anh phối hợp với Liên hoan Phim Luang Prabang, Quỹ Quốc tế bảo vệ Thiên nhiên và Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã tổ chức cuộc thi làm phim ngắn về đề tài buôn bán trái phép động vật hoang dã.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo đồng chủ trì buổi họp báo.

Trong số 145 tác phẩm vào vòng Chung kết Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XII năm 2017, 105 tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được vinh danh tại Lễ trao giải ngày 21/6 tới. Giá trị giải A có thể đạt tới 100 triệu đồng.

Nhằm hưởng ứng ngày Quốc tế Yoga 21/6, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam phối hợp với Bảo việt nhân thọ tổ chức Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 4. Sự kiện được tổ chức tại 11 tỉnh, thành trên cả nước.

Thăm và giao lưu với Liên hiệp các Hội VHNT thành phố Đà Nẵng. 
Các tác phẩm hoàn thành tại Trại sáng tác.

YBĐT - Thực hiện kế hoạch công tác năm 2018, được sự nhất trí của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (VHNT) Yên Bái đã tổ chức Trại sáng tác VHNT Yên Bái năm 2018 tại Nhà sáng tác Đà Nẵng trong thời gian 15 ngày (từ 15/5 đến 29/5/ 2018).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục