Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2018)

Bảo tàng Yên Bái bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/11/2018 | 8:11:11 AM

YênBái - YBĐT - Thông qua các hoạt động như nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, tổ chức trưng bày, triển lãm... Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa (DSVH) trên địa bàn tỉnh, giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ DSVH của các tầng lớp nhân dân.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng nhân dân, học sinh tham quan tại Triển lãm
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng nhân dân, học sinh tham quan tại Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" do Bảo tàng tỉnh thực hiện.

Theo số liệu tổng kiểm kê DSVH, toàn tỉnh hiện có trên 1.200 DSVH, trong đó hơn 700 DSVH vật thể và trên 400 DSVH phi vật thể. Đóng góp không nhỏ vào hành trình bảo tồn phát huy khối DSVH đồ sộ này, hàng năm, Bảo tàng tỉnh tổ chức các buổi điền dã, sưu tầm, đào thám sát, khai quật tiếp nhận hiện vật trong nhân dân.

Năm 2017, Bảo tàng tổ chức 3 đợt nghiên cứu, đào thám sát, khai quật; sưu tầm bổ sung 112 hiện vật thể khối thuộc các giai đoạn: tiền sơ sử, phong kiến, cận hiện đại và dân tộc học. Đáng chú ý là nhóm hiện vật đồ gốm Việt - Hán (thế kỷ I - II sau Công nguyên), Nha Chương được chế tác bằng đá bán quý Nephrite (± 4000 năm) phát hiện tại huyện Văn Yên. 

Ông Trần Xuân Ca – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết: "Tiếp tục công việc nghiên cứu, sưu tầm của năm 2017, trong 9 tháng đầu năm 2018, Bảo tàng đã tổ chức 2 đợt đào thám sát, nghiên cứu; sưu tầm bổ sung 85 hiện vật mới. Đặc biệt, hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái, Bảo tàng đã tổ chức thành công lễ tiếp nhận tư liệu, hiện vật có nội dung liên quan đến Hồ Chủ Tịch do ông Nguyễn Anh Lợi, thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình trao tặng”. 

Việc sưu tầm, bảo quản các hiện vật đã tăng thêm nguồn tư liệu quý về Yên Bái nói riêng và Việt Nam nói chung, đóng góp vào việc giữ gìn, bảo tồn các DSVH trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm, Bảo tàng tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc trưng bày, triển lãm phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu, học tập của du khách và nhân dân, học sinh trên địa bàn. 

Từ đầu năm đến nay, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức được 7 cuộc trưng bày, triển lãm vào các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh như triển lãm "Mừng Đảng, mừng Xuân Mậu Tuất, mừng đất nước, quê hương đổi mới”; kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; kỷ niệm 50 năm Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc; trưng bày kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái (25/9/1958 - 25/9/2018). 

Đặc biệt, Bảo tàng tỉnh còn phối hợp với một số trường học trên địa bàn tỉnh tổ chức trưng bày triển lãm lưu động tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biên giới - biển đảo và lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái. Các cuộc trưng bày, triển lãm lưu động thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan, góp phần truyền tải đến cán bộ, các tầng lớp nhân dân nhất là thanh, thiếu niên, học sinh về lịch sử truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc và quê hương Yên Bái. 

Ông Nguyễn Văn Lịch – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Bình cho biết: "Việc trưng bày tư triển lãm lưu động tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biên giới - biển đảo và lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái tại Trường THPT Cảm Nhân huyện Yên Bình là hoạt động thiết thực, hiệu quả. Các thầy cô giáo và các em học sinh đều rất hứng thú tìm hiểu. Các hình ảnh trực quan, sinh động đã cung cấp thêm nhiều kiến thức về chủ quyền biển đảo của đất nước, lịch sử của Đảng bộ tỉnh. Rất mong, thời gian tới, Bảo tàng tỉnh có nhiều cuộc trưng bày, triển lãm tại các trường học trên địa bàn huyện”.

Những hoạt động ý nghĩa của Bảo tàng tỉnh Yên Bái triển khai trong thời gian qua đã đóng góp vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trên địa bàn tỉnh. Ông Trần Xuân Ca - Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết thêm: "Bảo tàng tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm, tổ chức nhiều buổi trưng bày triển lãm phục vụ nhân dân; thực hiện từ  4 - 5 cuộc điền dã, sưu tầm hiện vật tại các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Lục Yên và huyện Yên Bình. Trong đó, trọng tâm là sưu tầm nhóm hiện vật dân tộc học, hiện vật cách mạng giai đoạn 1930 – 1975”.

 Lê Thương

Các tin khác
Ngày hội di sản văn hoá Việt Nam lần thứ nhất năm 2018, tại Hoàng Thành Thăng Long sẽ diễn ra từ 23-24/11

Hưởng ứng "Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam 2018”, Liên Hiệp UNESCO Việt Nam – Trung tâm UNESCO Phát triển văn hoá và thể thao phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Hemera Media tổ chức chương trình văn hoá nghệ thuật đặc biệt: "Ngày hội di sản văn hoá Việt Nam lần thứ nhất” tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội).

Sau chương trình Gặp nhau cuối năm 2018, nhiều thông tin đồn đoán rằng đó sẽ là chương trình gặp nhau cuối năm cuối cùng, tuy nhiên đạo diễn Đỗ Thanh Hải vừa chính thức xác nhận không có chuyện dừng mà sẽ tiếp tục sản xuất Táo quân 2019.

YBĐT - Từ thuở xa xưa, việc xây dựng nhà ở đã trở thành vấn đề vô cùng hệ trọng đối với mỗi người. Bởi thế, dân gian đã khái quát 3 việc lớn trong cuộc đời một người đàn ông phải hết sức nỗ lực thì mới hoàn thành được, đó là: "Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà".

"Chạy trốn thanh xuân” là bộ phim truyền hình mới, do hai đạo diễn Vũ Minh Trí và Nguyễn Đức Hiếu làm đạo diễn. Phim do Trung tâm Sản xuất phim truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam (VFC) sản xuất, sẽ phát sóng ngay sau khi bộ phim "Quỳnh búp bê" kết thúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục