Triển lãm trực tuyến tại Di tích cách mạng Nhà và Hầm D67

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/4/2020 | 2:23:48 PM

Lần đầu tiên, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày triển lãm trực tuyến về Nhà và Hầm D67, một di tích lịch sử cách mạng có ý nghĩa quan trọng.

Toàn cảnh Di tích cách mạng Nhà D67 hiện nay trong khuôn viên Hoàng thành Thăng Long hiện nay.
Toàn cảnh Di tích cách mạng Nhà D67 hiện nay trong khuôn viên Hoàng thành Thăng Long hiện nay.

Hướng tới kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, 134 năm ngày Quốc tế lao động, 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa.

Cụ thể, đơn vị này sẽ phối hợp tổ chức trưng bày triển lãm giới thiệu về di tích cách mạng Nhà và Hầm D67 là một di tích lịch sử cách mạng có ý nghĩa quan trọng. Nơi đây, từ năm 1968 - 1975 là Tổng Hành dinh của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Cũng tại đây, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đã tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng, phân tích đánh giá tình hình cuộc chiến và kịp thời đưa ra những sự chỉ đạo cho cách mạng miền Nam, thống nhất đất nước.

"Thần tốc - Táo bạo - Bất ngờ - Chắc thắng” là mệnh lệnh, tinh thần từ Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam (Nhà D67) truyền tới các mặt trận cho nhiệm vụ giải phóng miền Nam vào mùa xuân năm 1975. Tinh thần đó được khởi nguồn từ chiến thắng giải phóng Phước Long (6/1/1975) và trở thành cao trào trong tháng 3/1975, với những thắng lợi liên tiếp của chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, Trị Thiên - Huế, Đà Nẵng.

Đặc biệt, tại Tổng Hành dinh chỉ trong khoảng 75 ngày (8/1/1975 - 25/3/1975) Bộ Chính trị đã 3 lần thay đổi quyết sách chiến lược đối với nhiệm vụ giải phóng miền Nam.

Triển lãm trực tuyến tại Di tích cách mạng Nhà và Hầm D67 - 2
 
Ngày 14/4/1975 Tại Tổng Hành dinh (Nhà D67), Bộ Chính trị quyết định đặt tên chiến dịch cuối là chiến dịch Hồ Chí Minh. 

Thông qua khoảng 120 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, trưng bày giới thiệu  3 chủ đề chính: Quá trình chỉ đạo chuẩn bị mọi mặt cho cuộc Tổng tiến công; Nét đặc sắc trong chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 "Thần tốc - Táo bạo - Bất ngờ - Chắc thắng”; Niềm vui chiến thắng.

Ngoài ra, nhân dịp này, Hoàng thành Thăng Long cũng sẽ bắt đầu tour tham quan ảo 360 độ tại Di tích cách mạng Nhà và Hầm D67. Ứng dụng phần mềm QR CODE hỗ trợ du khách trong việc tìm hiểu thêm những giá trị tiêu biểu của di tích, những thông tin về một số hiện vật tiêu biểu về các hoạt động của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng làm việc tại Nhà D67, trong giai đoạn 1967 - 1975.

Ra mắt ấn phẩm "Cơ quan Tổng hành dinh (D67): Chứng tích thời đại Hồ Chí Minh”. Thông qua cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin có giá trị lịch sử về vai trò, vị trí của Nhà và Hầm D67 - Cơ quan Tổng hành dinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Cuốn sách được làm dưới dạng sách ảnh bình luận, lựa chọn các bức ảnh tiêu biểu nhất về Di tích Nhà và Hầm D67 trước kia và hiện nay; Ảnh tư liệu có giá trị lịch sử đặc sắc về quá trình xây dựng Nhà D67, các nhân vật và sự kiện trọng đại gắn với di tích; Kèm theo các bình luận khoa học cùng với các câu chuyện sinh động trích ra từ hồi ký của các tướng lĩnh như Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái... hoặc phỏng vấn các nhân chứng còn sống.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Hình ảnh những thước phim hoạt hình 3D của VinTaTa trước và sau khi hoàn thiện

Ngay sau khi vừa ra mắt, clip của hãng phim hoạt hình VinTaTa (Tập đoàn Vingroup) tri ân những “chiến binh” trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 nhanh chóng được cộng đồng mạng chia sẻ với những bình luận tích cực về thông điệp lẫn chất lượng hình ảnh.

Nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh và Janet Ngô kết hợp với đạo diễn Đặng Hải Quang vừa ra mắt khán giả series phim hoạt hình về các nữ tướng thời Trưng Vương.

NSND Đàm Liên.

Sau thời gian dài chung sống với bạo bệnh, NSND Đàm Liên - người nghệ sĩ cả đời đắm đuối với nghệ thuật tuồng, ghi dấu ấn trong lòng công chúng với hàng loạt vai như: Ông già cõng vợ đi xem hội, Phương Cơ, Hồ Nguyệt Cô đã qua đời ngày 25-4 tại Hà Nội.

Danh thắng Tràng An (Ninh Bình).

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 23/4 cho biết: Thứ trưởng Lê Quang Tùng đã kí ban hành văn bản số 1510/ BVHTTDL-TCDL gửi tới UBND tỉnh Ninh Bình về việc tổ chức sự kiện thay thế lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2020, Hoa Lư - Ninh Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục