Tác giả ca khúc ''Có phải em mùa thu Hà Nội'' qua đời ở tuổi 71

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/6/2020 | 9:44:37 AM

Nhạc sỹ Trần Quang Lộc, tác giả các ca khúc nổi tiếng như "Có phải em mùa thu Hà Nội," Về đây nghe em,” “Ngủ ngoan nhé ngày xưa...” đã qua đời tại nhà riêng lúc 17 giờ 45 phút ngày 7/6, thọ 71 tuổi.

Thông tin từ bà Nguyễn Thị Thuận, vợ nhạc sỹ Trần Quang Lộc cho biết, nhạc sỹ Trần Quang Lộc, tác giả bài hát "Có phải em mùa thu Hà Nội" đã qua đời tại nhà riêng lúc 17 giờ 45 phút ngày 7/6, thọ 71 tuổi.

Nhạc sỹ Trần Quang Lộc sinh năm 1949 tại Quảng Trị. Năm 20 tuổi, ông học tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế, bắt đầu sáng tác nhạc vào cuối thập niên 1960.

Nhạc sỹ Trần Quang Lộc có tuyển tập đầu tiên là "Hát trong dòng sông xưa” - được xuất bản năm 1970.

Trong suốt cuộc đời hoạt động âm nhạc của mình, nhạc sỹ Trần Quang Lộc đã sáng tác hàng trăm ca khúc, trong đó, nổi bật là các ca khúc "Có phải em mùa thu Hà Nội,” "Về đây nghe em,” "Em còn nhớ Huế không,” "Chợt nghe em hát,” "Có những chiều nghe rất lạ,” "Ngủ ngoan nhé ngày xưa,” "Đôi dép,” "Mùa hoa cải...”

Các sáng tác của ông được biết đến qua giọng hát của các ca sỹ Hồng Nhung, Thu Phương, Hương Lan...

Trong số đó, ca khúc "Có phải em mùa thu Hà Nội” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhạc sỹ Trần Quang Lộc.

Ca khúc được ông phổ nhạc năm 1972, từ bài thơ của người bạn - cố thi sỹ Tô Như Châu. Đến nay, bài hát trở thành một trong những nhạc phẩm được ưa thích nhất về Hà Nội.

Bên cạnh các bản nhạc tình, nhạc quê hương, là một người công giáo, nhạc sỹ Trần Quang Lộc cũng có nhiều sáng tác Thánh ca như "Về bên Chúa,” "Lời nguyện cầu đêm Noel..."

Vợ nhạc sỹ Trần Quang Lộc cho biết, tang lễ của nhạc sỹ Trần Quang Lộc sẽ được tổ chức theo nghi thức công giáo tại nhà riêng vào sáng 8/6. Lễ an táng diễn ra vào sáng 10/6 tại Trung tâm hỏa táng Long Hương (thành phố Bà Rịa).

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Lễ phát động Cuộc thi ảnh về Đa dạng sinh học Việt Nam năm 2020.

Các tác phẩm phải được chụp trên lãnh thổ Việt Nam, phản ánh sự phong phú và đa dạng của tài nguyên sinh học Việt Nam, các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ thiên nhiên và môi trường.

Một số đồ vật trong túi khót của thầy mo Mường. (Ảnh internet)

Nghi lễ cúng mo là một phần vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mường từ cổ xưa.

Ảnh minh họa

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Thông tư số 02/2020/TT-BVHTTDL quy định về bảo quản, thanh lọc tài nguyên thông tin và tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện.

Ảnh minh họa.

Hầu hết các tổ chức bảo tồn, các nhà khoa học đều không ủng hộ hoạt động buôn bán, gây nuôi vì mục đích thương mại đối với tất cả các loài động vật hoang dã nguy cấp, trừ cá sấu và một số loài...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục