Nguồn gốc và ý nghĩa của nghi lễ "Bông hồng cài áo" trong lễ Vu Lan

  • Cập nhật: Thứ bảy, 21/8/2021 | 8:14:02 AM

Nghi lễ "Bông hồng cài áo" trong lễ Vu Lan đã trở thành nét văn hóa truyền thống có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Nghi thức
Nghi thức "Hoa hồng cài áo" trong lễ Vu Lan.

Thực hành hiếu đạo là bổn phận, trách nhiệm của bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống thường nhật. Nghi lễ "Bông hồng cài áo" trong lễ Vu Lan đã trở thành nét văn hóa truyền thống có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là dịp nhắc nhở mỗi người con, trong cuộc sống dù bộn bề lo toan nhưng vẫn luôn từng giờ, từng phút không quên báo hiếu với cha mẹ đã vất vả, chắt chiu, hi sinh tất cả vì con.

Nguồn gốc của nghi lễ "Bông hồng cài áo"

Đại đức Thích Giác Giáo (UV Ban VHTƯ GHPGVN - Trụ trì chùa Kim Ngưu - Lăng Quốc Hoa, Bắc Ninh) cho biết, "Bông hồng cài áo" mùa lễ Vu Lan bắt nguồn từ các tác phẩm viết về mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sáng tác những năm 1960. 



Tác phẩm "Bông hồng cài áo" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. 

Thiền sư có một chuyến công tác tại Nhật Bản và người Nhật đã cài lên ngực Thích Nhất Hạnh một hoa hồng trắng. Thấy làm lạ, thiền sư về tìm hiểu và nhận ra ý nghĩa cao đẹp của hành động này. Nhờ đó, tác phẩm vào những năm 1960 của Thiền sư Thích Nhất Hạnh mang tên "Bông hồng cài áo" và bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật bắt đầu được ra đời.

Hoa hồng biểu trưng cho sự tri ân, hiếu thảo và lòng biết ơn của con đối với cha mẹ, dù cho họ không còn trên cõi đời này. Đồng thời, hoa hồng còn thể hiện cho một tình yêu chân thành, son sắc, sự cao quý và ngát hương.

Ý nghĩa từng màu sắc của hoa hồng

Đại đức Thích Giác Giáo cho biết, trong buổi lễ Vu Lan thiêng liêng, ai còn cha mẹ sẽ được cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ thắm, đó là một lời nhắc nhở rằng mình vẫn còn cả cha và mẹ, còn cả một bầu trời yêu thương cao rộng để cảm nhận niềm hạnh phúc và tự nhủ luôn biết cố gắng để làm vui lòng cha mẹ.

Cha như mặt trời, mẹ như mặt trăng. Cha tuy đôi lúc lành lùng, cấm đoán, nghiêm khắc với con nhưng những điều đó chỉ mong muốn con trở thành người, cũng như ánh mặt trời vậy, tuy gay gắt, nóng bức và khó chịu, nhưng nhờ mặt trời mà cỏ cây hoa lá hấp thu quang hợp tạo ra khí oxi, nhờ đó mà ta có oxi để thở.

Mẹ như mặt trăng, luôn dịu hiền, dìu bước ta qua màn đêm tăm tối, bao dung những lỗi lầm của đứa con thơ dại của mình. Mẹ già hơn trăm tuổi vẫn thương con 80.

Ai mất cha hoặc mẹ thì nhè nhẹ cài lên ngực mình đóa hồng nhạt, ai mất cả hai đấng sinh thành thì cài lên ngực mình hoa trắng buồn thương. Hoa hồng trắng còn muốn nhắc nhở con người rằng phải sống thật tốt, ý nghĩa để người ra đi cảm thấy tâm hồn được an nhiên, thanh thản và không còn vướng bận chuyện trần gian.

"Tôi không khóc khi cài hoa trắng

Vì trong hoa tôi thấy Cha mẹ Tôi cười"



Đại đức Thích Giác Giáo trong lễ Vu Lan năm 2019. 

Thay vì cài bông hồng đỏ hoặc trắng để chỉ cho cha mẹ hiện tiền, những người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn. Đó là tất cả chúng sinh, vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này.

Theo đạo Phật, màu vàng là màu của giải thoát, màu của Đất. Trên đất, chúng ta có thể dẫm, đạp, cày xới, hay làm bất cứ gì… đất vẫn trơ trơ, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả. Vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất là quả vị của những vị Phật tương lai. 

Màu vàng còn là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, giải thoát. Do đó, trong ngày Vu Lan người tu sĩ cũng muốn mượn màu sắc của hoa màu vàng để nói lên tinh thần đúng nghĩa của mùa Vu Lan là sự giải thoát.

"Thế nhưng dù còn cha mẹ hay đã mất thì mỗi người con lúc này đang dâng lên một tình cảm biết ơn mẹ cha sâu lắng, và mỗi người tâm niệm sẽ sống hết lòng với bổn phận làm con của mình. Chính vì thế, trong nghi lễ "Bông hồng cài áo" hãy cảm nhận sự thiêng liêng, gần gũi khi được đón nhận bông hồng, nâng niu, cẩn trọng khi cài lên ngực", Đại đức Thích Giác Giáo chia sẻ. 

(Theo Dân Trí)

Các tin khác

Nam diễn viên võ thuật huyền thoại của Nhật Bản - ông Sonny Chiba (82 tuổi) vừa qua đời vì những biến chứng sau khi mắc Covid-19.

Tượng đài “Bến Âu Lâu lịch sử” ở phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái.

Di tích lịch sử Bến Âu Lâu nằm bên bờ sông Hồng. Bờ tả ngạn thuộc tổ dân phố Phúc Tân, phường Nguyễn Phúc. Bờ hữu ngạn thuộc thôn Cửa Ngòi, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái. Trên tuyến đường giao thông huyết mạch, cửa ngõ phía Tây Bắc của Tổ quốc, Bến Âu Lâu là địa danh in dấu nhiều chiến công oanh liệt của quân và dân tỉnh Yên Bái, góp phần làm nên chiến thắng vang dội của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Trịnh Thị Thủy trao  tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp VH,TT&DL cho Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam - ông Michael Croft.

Với những đóng góp to lớn trong việc bảo tồn và tôn vinh các giá trị di sản văn hóa Việt Nam, ngày 19/8/2021, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho ông Michael Croft, Trưởng Đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam.

Ảnh minh họa.

Ưu tiên đầu tư, huy động tổng hợp các nguồn lực hỗ trợ công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; trong đó, ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của vùng đồng bào các dân tộc thiểu số có tiềm năng phục vụ phát triển du lịch, có nguy cơ mai một, các dân tộc thiểu số rất ít người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục