Nhạc sĩ Phú Quang qua đời ở tuổi 72. Lễ tang của ông được tổ chức vào ngày 13/12 tại Hà Nội.
|
Nhạc sĩ Phú Quang qua đời ở tuổi 72.
|
Theo thông tin từ gia đình, tang lễ của nhạc sĩ Phú Quang sẽ được tổ chức từ 8h đến 8h45 ngày 13/12 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ truy điệu diễn ra vào 8h45 cùng ngày. Sau đó, thi hài của nhạc sĩ Em ơi Hà Nội phố sẽ được an táng tại công viên tưởng niệm Thiên Đức, huyện Phù Ninh, Phú Thọ.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lễ tang của nhạc sĩ Phú Quang sẽ được gia đình tổ chức đơn giản và tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
Nhạc sĩ Phú Quang qua đời vào 8h45 ngày 8/12 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Nhạc sĩ mất ở tuổi 72 sau thời gian điều trị bệnh.
Thời gian cuối đời, sức khỏe của nhạc sĩ Phú Quang yếu, phải thở bằng máy. Tác giả Em ơi Hà Nội phố điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
Sự ra đi của nam nhạc sĩ khiến gia đình, đồng nghiệp và các nghệ sĩ thương tiếc. Ca sĩ Tấn Minh chia sẻ với Zing anh buồn và đau lòng khi nghe tin nhạc sĩ Phú Quang mất. Đối với anh, nhạc sĩ là người bạn lớn trong đời.
"Nhạc sĩ ra đi là sự tổn thất lớn với nền âm nhạc Việt Nam. Nhưng tôi tin những tác phẩm bất hủ của ông sẽ sống mãi trong lòng khán giả. Mỗi người trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng đều yêu thích một nhạc phẩm của Phú Quang. Em ơi Hà Nội phố, Hà Nội ngày trở về, Khúc mùa thu, Một dại khờ một tôi hay Lãng đãng chiều đông", anh cho biết.
Trước khi qua đời, nhạc sĩ Phú Quang có hơn 50 năm cống hiến cho ngành nghệ thuật nước nhà với gia tài đồ sộ lên tới khoảng 600 tác phẩm. Phần nhiều trong số đó viết về Hà Nội.
Nhạc sĩ là người bền bỉ với nghề. Gần như mỗi năm, ông đều có album ra mắt và thực hiện trung bình 2 live show. Có những live show của ông thậm chí tổ chức nhiều đêm liên tiếp. Phú Quang giải thích ông có hàng trăm ca khúc nên cần nhiều live show để giới thiệu hết.
(Theo Zing)
Lần đầu tiên trong lịch sử của Grammy từ năm 1959, một giọng hát nữ của Á Đông nói chung và cũng là một giọng hát người Mỹ gốc Việt nói riêng, được đề cử.
Giải Nhất thể loại báo in và báo điện tử là tác phẩm "Từ ATM gạo cứu đói đến nhân bản yêu thương;" giải Nhất thể loại phát thanh-truyền hình là tác phẩm "Chống nhạt Đảng, khô Đoàn trong thanh niên."
Khó có thể nói gì hơn về Phú Quang, người vừa rời Hà Nội đi mãi sáng nay. Danh tiếng nhiều, vinh hoa nhiều và phù hoa cũng không ít. Có lẽ, ông yêu thương và gìn giữ nhất chính là cái danh xưng giản dị ấy - Một người Hà Nội.
Với 14 di vật, hiện vật cùng hàng chục tài liệu, hình ảnh liên quan đến sự kiện Bác Hồ lưu lại đây, ngôi nhà được công nhận là Nhà lưu niệm Bác Hồ và mở cửa đón khách tham quan từ năm 1996.