Lễ Cấm cửa rừng - sinh hoạt tâm linh của người Mường Quy Mông

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/1/2022 | 10:16:54 AM

YênBái - Sau lễ, cửa rừng đã đóng trong tâm trí, người dân không còn vào rừng. Nhưng người Mường, người Kinh và các dân tộc anh em ở Quy Mông vẫn chăm chỉ lao động. Bà con đang tiếp tục hoàn thành những công việc cuối năm, chuẩn bị các điều kiện cho mùa gieo trồng mới.

25 tháng Chạp. Từ sáng sớm, người dân thôn Hợp Thành, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên đã có mặt ở đây sắp lễ, chuẩn bị cho Lễ Cấm cửa rừng diễn ra tại đình và đền Quy Mông. 25 mâm lễ của 25 hộ dân được bày trí như nhau sẽ được dâng cúng.



Từ 3 giờ sáng, 25 hộ dân ở đây đã chuẩn bị các mâm cỗ cho lễ cúng

Đồ cúng không cầu kỳ, chỉ cơm nếp, thịt lợn và rượu trắng theo đúng nghi lễ lâu đời của người Mường nơi đây. Điều đặc biệt, ngoài cơm nếp của các gia đình, thịt lợn dâng cúng là con lợn chung mà 25 hộ đã đóng góp và giao cho 2 hộ nuôi trong thời gian qua.

Đình Quy Mông thờ Đệ nhất Quốc chủ Thông quốc đại vương,Đệ nhị Cao sơn đại vương, Đệ tam Trấn quốc đại vương, Đệ tứ Phiên quốc đại vương vàthờ 18 vị văn võ lang quân và Đệ nhất Thần nông Thị Chi. Lễ Cấm rừng là một trong 5 lễ chính diễn ra tại đình, đền Quy Mông. 



Sáng sớm 25/12 âm lịch, những hộ dân đã dâng lễ vật cẩn cáo với các vị thần, cầu mong được ban cho dân làng sức khỏe, mùa màng tốt tươi (ảnh trên).

Được biết, việc cấm cửa rừng sẽ kéo dài từ ngày 25 tháng chạp đến ngày 6 tháng Giêng với Tiệc chính diễn diễn ra tại đây. Trong lễ hội vào ngày mồng 7 tháng Giêng sẽ tổ chức các trò chơi dân gian đậm bản sắc văn hóa các dân tộc như múa hát, đẩy gậy, kéo co, ném còn... Để đảm bảo an toàn trước dịch bệnh COVID-19, địa phương không tổ chức hội như mọi năm, song nghi lễ đã góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc nơi đây.



Nghi lễ Cấm cửa rừng của đồng bào Mường, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên

Sau lễ, cửa rừng đã đóng trong tâm trí, người dân không còn vào rừng. Nhưng người Mường, người Kinh và các dân tộc anh em ở Quy Mông vẫn chăm chỉ lao động. Bà con đang tiếp tục hoàn thành những công việc cuối năm, chuẩn bị các điều kiện cho mùa gieo trồng mới. Tất cả sẽ cùng ra quân thắng lợi khi cửa rừng mở ra sau lễ Tiệc chính diễn ra ngay trong ngày đầu năm mới Nhâm Dần 2022.

Quang Tuấn – Mạnh Cường

Các tin khác

"Lối về miền hoa" là tác phẩm truyền hình đề tài nông thôn sẽ lên sóng sau khi "Thương ngày nắng về" kết thúc.

Tái hiện nghi lễ “Tiến lịch” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Đến hẹn lại lên, Tết đến, xuân về là dịp nở rộ các chương trình, sự kiện tìm về truyền thống thông qua các hoạt động tái hiện không khí Tết xưa, làm sống lại phong tục cổ truyền.

Một cảnh trong phim 'Bình minh đỏ.'

Các phim được chọn chiếu trong Đợt phim bao gồm phim truyện "Bình minh đỏ," phim tài liệu "Chí khí người cộng sản Việt Nam - Trọng trách niềm tin và khát vọng"...

Theo quan niệm truyền thống, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Táo sẽ bay lên thiên đình báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả những chuyện tốt xấu của gia chủ trong năm

Hình tượng Táo quân đã tồn tại trong tín ngưỡng dân gian Á Đông từ lâu. Theo quan niệm dân gian, ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa ghi chép lại tất cả việc tốt xấu của con người trong năm cũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục