Trải qua khoảng 400 năm, Chùa Cầu đã được tu bổ nhiều lần, trở thành biểu tượng về di sản kiến trúc tại khu phố cổ Hội An.
|
Chùa Cầu, "địa chỉ đỏ" của du khách mỗi khi đến với đô thị cổ Hội An.
|
Sáng 24/3, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án đầu tư xây dựng công trình tu bổ di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều), TP Hội An với tổng cộng giá các gói thầu gần 17 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 50%, ngân sách TP Hội An bố trí 50%.
UBND tỉnh Quảng Nam giao UBND TP Hội An (chủ đầu tư) chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt, đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành; Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu theo quy định.
Theo sử sách ghi lại, trong thời kỳ Châu Ấn thuyền (1592-1635), thương nhân Nhật Bản đến Hội An buôn bán ngày càng nhiều. Tương truyền, để thuận tiện trong việc đi lại và buôn bán, các thương nhân Nhật Bản đã xây dựng nên chiếc cầu có mái che vào khoảng cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, do vậy mà có tên gọi là cầu Nhật Bản, người dân địa phương gọi là Chùa Cầu hay Lai Viễn Kiều.
Trải qua khoảng 400 năm lịch sử, Chùa Cầu đã được tu bổ nhiều lần, đến hôm nay những giá trị độc đáo của di tích Chùa Cầu vẫn được vẹn nguyên, trở thành biểu tượng về di sản kiến trúc tại khu phố cổ Hội An.
Hiện trạng Chùa Cầu dài 20,4m, rộng hơn 13m, cao 5,7m, bố cục mặt bằng kiểu chữ "đinh” gồm phía nam là cây cầu có mái che nối liền trục giao thông chủ đạo của khu phố cổ, liền kề phía bắc là ngôi miếu thờ Bắc Đế Trấn Vũ (Huyền Thiên Đại Đế) - vị thần trị thủy. Cầu và miếu có kết cấu khung gỗ, mái lợp ngói âm dương, sàn lát ván dày, được đặt trên những trụ đá vững chãi bắc qua mương nước chảy từ khe Ồ Ồ phía bắc ra sông chính ở phía nam.
Năm 1990, Chùa Cầu là 1 trong 3 di tích riêng lẻ đầu tiên ở Hội An được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) cấp bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia. Năm 2006, hình ảnh Chùa Cầu được in trên đồng tiền polyme mệnh giá 20.000 đồng như một lần nữa khẳng định và tôn vinh giá trị lịch sử - văn hóa nổi bật của di tích Chùa Cầu.
(Theo CAND)
Ngày 23-3, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận cho biết, đơn vị vừa tổ chức điền dã, kiểm tra và phát hiện hàng loạt di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Sa Huỳnh phân bố khá dày đặc ở khu vực động cát ven biển chạy song song quốc lộ 1A, thuộc huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận).
Với lễ hội khinh khí cầu, du khách có thể tới trải nghiệm ngay cuối tuần này.
Nhóm nhạc nổi tiếng ABBA vừa nhận giải thưởng xuất khẩu âm nhạc của Thụy Điển vào ngày 23.3 do những đóng góp của họ cho âm nhạc Thụy Điển trong năm 2021, theo Reuters.
Tháp Yang Prong được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII, dưới thời vua Chăm Jaya Shinhavarman III, đến nay vẫn còn vững chắc, tươi màu.