"Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu 2022": Kết nối kiều bào 5 châu

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/3/2022 | 3:56:37 PM

"Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu 2022 - Lễ giỗ Tổ linh thiêng và Vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu" sẽ diễn ra vào ngày 10/4, bằng hình thức kết nối trực tuyến từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thông tin chương trình Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu 2022 (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp)
Thông tin chương trình Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu 2022 (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp)

Chương trình "Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu 2022 - Lễ giỗ Tổ linh thiêng và Vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu", do Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu, Trung tâm liên Văn hóa, Khoa học Truyền thông Quốc tế phối hợp tổ chức.

Đây là sự kiện văn hóa có ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập, nghiên cứu và làm việc ở nước ngoài, mà còn đối với cả bạn bè quốc tế yêu mến Việt Nam. Chương trình này đã được Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu duy trì tổ chức hàng năm, theo một kịch bản chung, nhằm tạo dựng một ngày văn hóa chung - kết nối người Việt trên toàn cầu và bạn bè quốc tế, nhằm xây dựng cây cầu văn hóa hữu nghị vững chắc, xây dựng tình bạn chân thành giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Chương trình "Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu 2022" gồm 3 phần: Phần I (Phần Lễ): Biết ơn Tổ tiên các Vua Hùng (Phối hợp phát sóng lại phần Lễ giỗ Tổ Hùng Vương từ Đền Hùng - Phú Thọ, Việt Nam và phần Lễ giỗ Tổ Hùng Vương từ các nước trên thế giới); Phần II (Phần Hội): Về cùng nước Việt (Chương trình văn nghệ của bà con kiều bào toàn cầu); Phần III: Hội nghị Vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu (Kết nối trực tuyến đại biểu kiều bào và bạn bè quốc tế từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên cả năm châu lục trên thế giới).

Chương trình được tổ chức theo hình thức trực tuyến, trực tiếp trên hệ thống truyền thông của Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu trên fanpage: (https://www.facebook.com/quoctovietnamtoancau), Hung King TV Global, Truyền hình HITV - Truyền hình Cáp Hà Nội, Future Now (có thành viên trên 178 quốc gia và vùng lãnh); đưa tin trên các cơ quan báo chí truyền thông Việt Nam, kiều bào và quốc tế; chia sẻ trên hàng trăm Fanpage cộng đồng kiều bào các nước trên thế giới.


Hình ảnh Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu năm 2021 (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp) 

Qua đó, Ban dự án chia sẻ thông điệp, "Xin hãy cùng Dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục thắp lên nghĩa đồng bào, thắp lên ngọn lửa lạc hồng - thắp lên lòng biết ơn Tổ tiên nguồn cội - đó là Quốc hiếu của người Việt! Quốc hiếu đó đã tạo ra sức mạnh tinh thần quật cường được truyền thừa từ đời này qua đời khác, giúp người Việt luôn chiến thắng mọi nghịch cảnh. Hãy cùng Dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục xây dựng cây cầu văn hóa vững chắc, xây dựng tình bạn chân thành, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hòa bình giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế, để cùng nhau: Lan tỏa, định vị giá trị văn hóa và phẩm hạnh dân tộc Việt đặt trong sự tôn trọng và tôn vinh phẩm hạnh của các dân tộc/quốc gia khác trên toàn cầu".

Dự án "Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu" (Chiến lược phối hợp tổ chức Ngày Giỗ tổ Hùng Vương và Ngày Việt Nam trên toàn cầu): được thành lập bởi một số nhà khoa học, trí thức, lãnh đạo hội đoàn cộng đồng kiều bào của 7 quốc gia, nhân dịp về tham dự "Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX" tại Hà Nội, dưới tâm huyết của người Sáng lập và điều hành là Tiến sĩ, nhà báo Nguyễn Thị Bích Yến (Cộng hòa Áo) (một trong những người đã khởi xướng thành công Ngày Việt Nam đầu tiên tại Áo, năm 2015). Tiến sĩ Bích Yến là nhà nghiên cứu báo chí-truyền thông văn hóa và chính trị tại EU, hiện là, Chủ tịch/Đại diện ICI International tại Liên hợp quốc tại Vienna, Thành viên của Hiệp hội báo chí quốc tế tại Vienna. Đặc biệt, Nhà báo Bích Yến là hậu duệ đời thứ 17 của Đệ tam Vương Phi Nguyễn Ngọc Nương vợ/của vua Lê Kính Tông (1599 - 1619). Và là tác giả của công trình sách "Những mảnh ghép Quân Vương" đã được giới chuyên gia đánh giá cao.

Dự án "Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu" ra đời với sứ mệnh: (1) Kết nối kiều bào và bạn bè quốc tế cùng tham gia bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở nước ngoài, nhằm gắn kết sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; (2) Đối thoại liên văn hóa giữa Việt Nam với các nền văn hóa trên thế giới; (3) Lan tỏa, định vị giá trị văn hóa và phẩm hạnh dân tộc Việt đặt trong sự tôn trọng và tôn vinh phẩm hạnh của các dân tộc/quốc gia khác trên toàn cầu, trên môi trường thực tế và môi trường thực tế ảo/môi trường báo chí-truyền thông liên toàn cầu.

(Theo Dân trí)

Các tin khác
Chu Toả Toả và Tưởng Nam Tôn cùng nương tựa và chia sẻ gánh nặng với nhau

Bộ phim của điện ảnh Trung Quốc “Năm tháng tươi đẹp” lần đầu tiên đưa bối cảnh Thượng Hải những năm thập niên 90 lên sóng truyền hình Việt Nam, hứa hẹn sẽ tạo ra cơn sốt mới vào khung giờ vàng 21h trên VTC1.

Họa sĩ Lê Lam

Theo thông tin từ gia đình, họa sĩ Lê Lam - họa sĩ Khóa Kháng chiến (Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam), tác giả bức tranh nổi tiếng “Dừng lại”, đã qua đời tại Hà Nội vào ngày 28-3, ở tuổi 91.

Nhà văn Hoàng Thế Sinh và bìa Tiểu thuyết “Cánh đồng Chum mùa hoa ban” .  (Ảnh: K.T)

Tiểu thuyết “Cánh đồng Chum mùa hoa ban” là cuốn tiểu thuyết thứ 8 của nhà văn. Cuốn sách này theo tôi hiểu là cuốn tiểu thuyết khác biệt của anh so với các cuốn khác. Điều đặc biệt ấy là gì? Có thể nhận ra từ những dòng cuối của trang 266, kết thúc phần Vĩ thanh: Không nguôi nhớ bạn, nhớ đồng đội vĩnh viễn tuổi hai mươi.

Ảnh minh họa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh, trong đó bổ sung một số quy định về nhập khẩu phim.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục