Văn Yên phát huy giá trị văn hóa của một di tích cổ

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/7/2022 | 12:50:05 PM

YênBái - Chùa Thiên Quang (hay còn gọi là chùa Quạch), tọa lạc ở thôn Cầu Quạch, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên là ngôi chùa cổ được xây dựng cách đây hơn 200 năm, còn lưu giữ nhiều dấu tích mà ít người biết đến.

Nghi lễ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn đền Đông Cuông thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách thập phương.
Nghi lễ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn đền Đông Cuông thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách thập phương.

Theo các nguồn tài liệu, sử sách, các nguồn tư liệu lịch sử và các cụ cao tuổi sinh sống tại vùng đất Mậu A xưa, Mậu Đông và khu vực lân cận ngày nay truyền lại, vùng đất làng Quạch (nay là thôn Cầu Quạch), xã Mậu Đông là vùng đất trù phú nằm bên tả ngạn sông Hồng. 

Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, khu vực làng Quạch, Mậu A trở thành nơi giao thương hàng hóa giữa người dân địa phương với các nhà buôn, thương lái đường thủy tại cửa ngòi Quạch nối với sông Hồng. 

Một am thờ Phật bằng vật liệu tranh tre nứa lá đơn sơ đã được những thương lái và chủ buôn dựng lên gần cửa ngòi Quạch để gửi gắm mong ước những điều bình an cho các chuyến hàng xuôi ngược mỗi khi hạ sào lên bờ. 

Đối chiếu những sự kiện lịch sử gắn liền với vùng đất Mậu A, Mậu Đông, nhận định am Quạch được hình thành vào thế kỷ XIX. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhiều gia đình từ các tỉnh Nam Định, Hà Tây ngược sông Hồng di cư lên lập làng, sinh sống bên hai bờ sông đã chọn xã Mậu A, tổng Đông Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái xây dựng quê hương mới. 

Đầu thế kỷ XX, am Quạch được tôn tạo, phát triển và trở thành thiết chế chùa, có kiến trúc nhà gỗ ba gian, nền đất nện, mái lợp cọ, bưng vách bằng phên nứa. 

Không gian trong chùa bài trí đơn giản thờ Phật, phục vụ nhu cầu chiêm bái của nhân dân địa phương và các thương lái, nhà buôn đường thủy. Cuối năm 1945, chùa được dựng lại nằm sát bên ngôi đền Quạch với kiến trúc nhà gỗ ba gian, lợp cọ, xung quanh lịa ván gỗ. 

Từ năm 1965, do ảnh hưởng chiến tranh, người dân sơ tán, đền và chùa Quạch không có người trông coi, các hạng mục xuống cấp, hư hỏng không được thay thế, sửa chữa. Đến năm 2000, người dân xã Mậu Đông tự nguyện đóng góp phục dựng lại đền Quạch và lấy tên là đền Thánh Mẫu. Năm 2014, đền Thánh Mẫu được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. 


Chùa Quạch cũng được nhân dân trong vùng tự nguyện đóng góp tôn tạo, phục dựng lấy tên là chùa Thiên Quang (Thiên Quang tự). Đền Thánh Mẫu và chùa Thiên Quang gắn liền với lịch sử dân cư, di cư, quá trình khai phá, xây dựng và phát triển làng Quạch nói riêng, cũng như vùng đất Mậu A, tổng Đông Cuông (Đông Quang), huyện Trấn Yên, phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa trước đây (trong đó có vùng đất Mậu Đông, huyện Văn Yên ngày nay), ghi dấu mốc lịch sử trong quá trình phát triển của vùng đất này. 

Với giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di tích, ngày 28/3/2022, Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh chùa Thiên Quang, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên được UBND tỉnh xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. 

Được biết, trong hệ thống các điểm du lịch tâm linh của huyện Văn Yên, hiện đã có 25 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh. Trong đó, di tích đền Nhược Sơn, xã Châu Quế hạ và đền Đông Cuông, xã Đông Cuông được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 2005 và 2009. 

Nhằm tạo điểm nhấn quan trọng trong hệ thống các điểm tham quan du lịch tâm linh thu hút du khách đến tham quan, chiêm bái, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu lịch sử, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch theo chủ trương của tỉnh, xã Mậu Đông đã thành lập Ban Quản lý khu quần thể Di tích đền Thánh Mẫu và chùa Thiên Quang.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, mời gọi, vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước tích cực ủng hộ tu bổ, tôn tạo di tích. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2022, thực hiện mục tiêu phục hồi và phát triển du lịch, huyện Văn Yên đã đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động tại các địa điểm như: "Điểm du lịch cộng đồng Bản Tát, Nà Hẩu”; du lịch nghỉ dưỡng Đại Phú An; du lịch tâm linh đền Đông Cuông, đền Nhược Sơn; du lịch xã Phong Dụ Thượng trải nghiệm tắm suối nước nóng, thác nước, ruộng bậc thang... 

Huyện phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư du lịch Hà Nội tiến hành khảo sát tiềm năng các điểm du lịch tại một số địa phương trong huyện. Tính đến hết tháng 6, lượng khách du lịch đến Văn Yên đạt khoảng trên 230.000 lượt người, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, có 41.500 lượt khách lưu trú; doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt khoảng trên 100 tỷ đồng, bằng 66,7% kế hoạch (150 tỷ đồng), vượt 38,9% so với kịch bản tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, tạo đà để ngành du lịch Văn Yên tăng tốc, phục hồi và phát triển.

Vũ Đồng

Tags Chùa Thiên Quang chùa Quạch thôn Cầu Quạch xã Mậu Đông huyện Văn Yên

Các tin khác
Ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL (đứng) thông tin tới báo chí tại cuộc họp

Diễn viên Hồng Đăng và nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đang được tại ngoại, đã có luật sư hỗ trợ pháp lý cho hai người này.

Đoàn làm phim chia sẻ về bộ phim “Đấu trí”.

Những sự kiện thời sự, đại án tham nhũng, đặc biệt là những tiêu cực trong đấu thầu sinh phẩm y tế… còn đang “nóng hổi” ở ngoài đời đã được Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình (Đài Truyền hình Việt Nam) đưa vào bộ phim mới nhất mang tên “Đấu trí”.

Bộ phim không có bất cứ lời bình nào.

Phim tài liệu “Không sợ hãi” tập hợp những câu chuyện truyền cảm hứng của không chỉ nhân viên y tế mà còn những người rất đỗi bình thường, sẵn sàng cống hiến, giúp đỡ người khác vượt qua dịch bệnh.

Rạp Hồng Hà có sức chứa trên 500 người, đủ điều kiện đáp ứng tổ chức các sự kiện văn hóa, hội nghị, hội thảo với quy mô lớn.

Nằm trong quần thể các công trình lịch sử, văn hóa, thể thao tiêu biểu lâu đời của thành phố Yên Bái, Rạp Hồng Hà được xây dựng từ năm 1978 cùng với Vườn hoa Nhà Kèn, Nhà thi đấu Nguyễn Du, Sân vận động thành phố Yên Bái. Nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục