Phụ nữ Văn Chấn góp sức giữ gìn bản sắc văn hóa

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/9/2022 | 7:36:38 AM

YênBái - Trong Lễ đón nhận Bằng UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò năm 2022 vừa qua, tham gia vào màn diễu diễn nghệ thuật đường phố của khối trình diễn huyện Văn Chấn, đoàn xã Nghĩa Sơn thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc Khơ Mú với 60 thành viên biểu diễn, trong đó có 30 chị em phụ nữ. Người biên đạo tích cực luyện tập cho chị em để tham gia diễu diễn là chị Vì Thị Lương - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Nghĩa Sơn.

Phụ nữ người Dao xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn tham gia hoạt động diễu diễn đường phố trong dịp khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò năm 2022.
Phụ nữ người Dao xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn tham gia hoạt động diễu diễn đường phố trong dịp khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò năm 2022.


Trong Lễ đón nhận Bằng UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò năm 2022 vừa qua, tham gia vào màn diễu diễn nghệ thuật đường phố của khối trình diễn huyện Văn Chấn, đoàn xã Nghĩa Sơn thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc Khơ Mú với 60 thành viên biểu diễn, trong đó có 30 chị em phụ nữ. Người biên đạo tích cực luyện tập cho chị em để tham gia diễu diễn là chị Vì Thị Lương - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Nghĩa Sơn.

Là con gái của Nghệ nhân dân gian Khơ Mú Vì Văn Sang nên ngay từ nhỏ, chị Lương đã quen với các làn điệu hát Tơm và các điệu dân vũ của người Khơ Mú. Làm cán bộ phụ nữ xã, chị Lương rất quan tâm tới việc thành lập và duy trì hoạt động của các đội văn nghệ ở các chi hội. Các điệu múa của người Khơ Mú như tra hạt, cá lượn… được chị Lương chỉ bảo cho chị em nhiệt tình để biểu diễn một cách thuần thục và truyền tải được hồn cốt văn hóa trong đó. Đến giờ, thôn nào cũng có đội văn nghệ và chị em phụ nữ là lực lượng chủ yếu. 

"Chúng tôi thường xuyên tham gia biểu diễn trong các ngày vui ở các thôn, bản, ở xã và tích cực tham gia giao lưu với các đoàn thể nên bản sắc văn hóa trong các điệu dân ca, dân vũ Khơ Mú vẫn được gìn giữ, duy trì. Tham gia diễu diễn trong lễ hội vừa qua, chị em cũng tích cực và nhiệt tình lắm, mong muốn giới thiệu được những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình với nhiều người” - chị Vì Thị Lương chia sẻ. 

Ở xã Thượng Bằng La, bà Hà Thị Lan - một phụ nữ cao tuổi dân tộc Tày cũng là người nhiệt huyết trong việc khôi phục, giữ gìn những điệu dân ca, dân vũ bị mai một trong đời sống của người Tày. 

Say mê với văn hóa dân tộc mình cũng từ thủa niên thiếu nên những điệu Dậm thuông, điệu Then của người Tày, bà đều rành rọt. Từ năm 2015, bà cùng một số phụ nữ trong Hội Người cao tuổi xã yêu thích văn hóa dân gian tự tập hợp lại cùng nhau gìn giữ những điệu dân ca, dân vũ người Tày. 

Từ nhóm văn nghệ của bà Lan, năm 2018, Câu lạc bộ hát Then, Dậm thuông dân tộc Tày Thượng Bằng La chính thức được thành lập với gần 20 thành viên là hội viên Hội Người Cao tuổi xã, trong đó, ở mỗi chi hội người cao tuổi các thôn có 2 thành viên. 

Với vai trò là Chủ nhiệm Câu lạc bộ, bà Hà Thị Lan luôn tích cực đôn đốc các thành viên sinh hoạt câu lạc bộ đều đặn hàng tháng, động viên các thành viên tiếp tục lan tỏa tình yêu với các điệu Then, điệu Dậm thuông tại các chi hội thôn, bản. Bà cùng các thành viên tự sắm sửa lấy trang phục, đạo cụ, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương. 

Năm 2021 vừa qua, ở tuổi 74, bà Lan không còn tham gia làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ nữa, nhưng vẫn nhiệt tình với vai trò là tư vấn cho Câu lạc bộ. 

Cùng với những điệu dân ca, dân vũ thì trang phục dân tộc luôn là một nét văn hóa giàu bản sắc của mỗi dân tộc. Bởi vậy, không kể tuổi cao hay trẻ tuổi, nhiều phụ nữ trên địa bàn huyện cũng vẫn lặng lẽ gom góp sức mình trong việc giữ gìn, bảo tồn các nét văn hóa này. 

Ở thôn Bản Mới, xã Suối Giàng, bà Giàng Thị Máy là một trong số không nhiều những phụ nữ Mông ở đây đến nay vẫn còn gắn bó với công việc làm ra các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Mông. 

Trong cộng đồng người Dao ở xã Nậm Lành thì chị Hoàng Thị Liều ở thôn Nậm Kịp lại là người phụ nữ trẻ tuổi giàu tình yêu với những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. "Từ nhỏ mình đã biết thêu thùa hoa văn trên trang phục người Dao. Lớn lên tự thêu, làm trang phục cho mình và người thân. 

Đến nay, làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn, mình cũng luôn nói với chị em phụ nữ là phải biết tự thêu, tự làm lấy trang phục truyền thống cho mình và gia đình, vì ai cũng vẫn cần có bộ trang phục đó trong các dịp lễ hội, ngày vui của bản làng và cũng là để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” - chị Liều bộc bạch.

Thời gian qua, Hội LHPN huyện Văn Chấn cũng tích cực tuyên truyền chị em giữ gìn bản sắc văn hóa lồng ghép trong thực hiện Phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và Cuộc vận động "Rèn luyện phẩm chất đạo đức: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”. 

Chị Hà Thị Thúy - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện cho biết: "100% các cơ sở Hội đều triển khai nội dung tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, truyền dạy tiếng nói, các làn điệu dân ca, dân vũ, thêu thùa trang phục. Đặc biệt, đối với hội viên phụ nữ dân tộc Mông, dân tộc Dao trên địa bàn vẫn giữ được truyền thống may trang phục, tiếng nói, văn hóa, văn nghệ bản sắc của dân tộc mình. Hội cũng đã chỉ đạo các cơ sở thành lập các câu lạc bộ văn nghệ tại các chi hội nhằm gìn giữ các làn điệu dân ca, dân vũ, đồng thời phục vụ nhu cầu giao lưu văn hóa, văn nghệ của khách du lịch, góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa, trải nghiệm tại địa phương”.
Thu Hạnh

Tags Nghệ thuật Xòe Thái dân tộc Khơ Mú Rèn luyện phẩm chất đạo đức Văn hóa phi vật thể

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục