Hơn 30.000 lượt người tham dự lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/12/2022 | 10:02:34 AM

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân Hà Nội, du khách trong nước và khách quốc tế, lan tỏa tình yêu áo dài đến mọi lứa tuổi, với nhiều ngành nghề khác nhau.

Các sinh viên tham gia đồng diễn áo dài bên sân khấu tượng đài Lý Thái Tổ.
Các sinh viên tham gia đồng diễn áo dài bên sân khấu tượng đài Lý Thái Tổ.

Trong 3 ngày diễn ra (từ 2-4/12), Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022 đã thu hút hơn 30.000 lượt người dân Hà Nội, du khách trong nước và khách quốc tế tham dự, để lại nhiều cung bậc cảm xúc, cùng chung tình yêu với tà áo dài Việt Nam.

Đó là khẳng định của Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang tại Lễ bế mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022 diễn ra tối 4/12 tại Vườn hoa đền Bà Kiệu, thuộc không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Lễ hội đã thành công tốt đẹp với 8 chương trình và hoạt động như: Lễ khai mạc; đêm Nhạc hội Áo dài Du lịch; Cuộc thi sinh viên "Sáng tạo thiết kế áo dài”; 5 không gian trưng bày triển lãm, tiểu cảnh và 50 gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm của các nghệ nhân, nhà thiết kế, thương hiệu áo dài, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, hàng không, cơ sở đạt chuẩn phục vụ khách du lịch của Hà Nội-Huế-Thành phố Hồ Chí Minh...

Người dân và du khách đặc biệt thích thú với chương trình đồng diễn và diễu hành áo dài của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội với quy mô gần 1.000 người tham gia; chương trình đồng diễn áo dài đường phố của 300 nữ doanh nhân và 200 trẻ em trên toàn quốc; biểu diễn nghệ thuật kết hợp trình diễn áo dài của trên 100 sinh viên trên địa bàn thành phố.

Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm ngập tràn sắc màu áo dài trong các chương trình đồng diễn và diễu hành áo dài của chị em, để lại ấn tượng tốt đẹp cho cả những người tham gia và du khách.

Với mục tiêu kích cầu du lịch, bảo tồn, tôn vinh và khai thác các giá trị của tà áo dài gắn với du lịch, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân Hà Nội, du khách trong nước và khách quốc tế, lan tỏa tình yêu áo dài đến mọi lứa tuổi, với nhiều ngành nghề khác nhau.

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang chia sẻ: Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022 chính thức khép lại nhưng câu chuyện về tà áo dài sẽ còn mãi. Thông qua tà áo dài, các sự kiện tại Lễ hội đã truyền đi thông điệp về một Hà Nội là điểm đến "An toàn-Thân thiện-Chất lượng-Hấp dẫn.”

Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức Lễ hội Áo dài Du lịch trong những năm tới để viết tiếp câu chuyện về tình yêu áo dài và hành trình đưa áo dài gắn với du lịch, đưa áo dài trở thành "Đại sứ du lịch” của Thủ đô Hà Nội và cả nước.

Trong khuôn khổ lễ bế mạc, Sở Du lịch Hà Nội cũng tổ chức trao thưởng 2 cuộc thi đã phát động trong năm 2022 là"Thiết kế sản phẩm quà tặng du lịch Hà Nội năm 2022” và "Ảnh đẹp Du lịch Hà Nội năm 2022.”

Qua hơn 5 tháng triển khai, tính đến ngày 30/9, ban tổ chức hai cuộc thi đã tiếp nhận 1.414 sản phẩm, tác phẩm của 147 tác giả đến từ 8 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hóa, Bắc Giang, Thái Bình, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình. Có 22 tác giả với 26 tác phẩm đã đoạt giải tại 2 cuộc thi.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (bên phải) trao cờ đăng cai cho đại diện tỉnh Yên Bái.

Chiều 4/12, Ban tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV năm 2022 tổ chức tổng kết và bế mạc Ngày hội, trao giải thưởng cho các đoàn có thành tích xuất sắc ở các nội dung thi đấu. Cờ đăng cai Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XVI năm 2025 được trao cho tỉnh Yên Bái.

Một lớp dạy chữ Thái cổ ở thị xã Nghĩa Lộ.

Xác định xây dựng văn hóa, con người là nền tảng, nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững, vì thế, những năm qua, Yên Bái luôn coi phát triển văn hóa, con người Yên Bái đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và toàn nhân dân.

Đồng thầy - nghệ nhân văn hoá Nguyễn Đức Hiển.

Do những yếu tố chủ quan và khách quan tác động, trên tiến trình bảo tồn và phát triển, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam có xu hướng biến đổi một cách sâu rộng.

Giám tuyển Nguyễn Thế Sơn giới thiệu không gian triển lãm với công chúng. Ảnh: Nguyễn Sơn

Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2022, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật số 22 Hàng Buồm diễn ra chuỗi trưng bày nghệ thuật đương đại độc đáo do Thạc sĩ, nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn (giảng viên khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội) làm giám tuyển. Trong đó, dự án “Hồn nhiên như cô tiên” (hay còn gọi là dự án “Tiên - Rồng”) gồm 4 không gian: “Mơ tiên”, “Vườn tiên”, “Diều tiên” và “Rồng tiên” đã gây được sự chú ý của đông đảo người xem.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục