"Hoàng thành Thăng Long" thứ hai ở Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Những dấu tích kiến trúc thời Trần ở Lục Yên đã được biết đến từ rất lâu thông qua sự hiện diện của những di tích, những di vật rải rác trên mặt đất. Nhưng mãi đến những năm 1990, các nhà nghiên cứu khảo cổ học mới thực hiện một cách hệ thống công tác điều tra cơ bản qua những đợt điền dã và khai quật thám sát.

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng và Giáo sư Cao Xuân Phổ bên những hiện vật tại khu vực khai quật tháp Hắc Y.
Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng và Giáo sư Cao Xuân Phổ bên những hiện vật tại khu vực khai quật tháp Hắc Y.

Năm 2005, Viện Khảo cổ học Việt Nam quyết định phối hợp với Sở VHTT tỉnh Yên Bái tiến hành cuộc khai quật có quy mô lớn tại phế tích khu đền tháp Hắc Y. Hàng nghìn hiện vật là những mảnh vỡ bằng đất nung nằm trong kết cấu của kiến trúc tháp Hắc Y đã làm cho các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên về kiến trúc này. Bởi vì, các yếu tố như: vị trí địa lý, niên đại, sự giao thoa nghệ thuật kiến trúc: họa tiết hoa văn... của tháp này đều mang những nét rất độc đáo và khá khác biệt so với hệ thống tháp Trần được phát hiện ở Việt Nam.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học, kiến trúc, ngôn ngữ, mỹ thuật cổ... càng ngạc nhiên hơn sau đợt khai quật năm 2006 tại Di tích khảo cổ học Hắc Y - Đại Cại. Trên quy mô diện tích khá rộng, một tòa thành được gọi là thành Đại Cại đã được phát lộ bao gồm: dấu tích tường thành, đường hào, chùa tháp, văn tự cổ, nền móng và các vật liệu kiến trúc trong tòa thành...

Khác hẳn với những hiện vật được phát hiện khi khai quật tháp Hắc Y, những hiện vật khai quật thành Đại Cại có khối lượng rất lớn, phong phú hơn về chủng loại. Đặc biệt, các yếu tố niên đại và những hiện vật như: chim thần Garuda, uyên ương, họa tiết hoa văn, các loại gạch ngói, lá đề, kỹ thuật chế tác, xây dựng... đều có những nét rất tương đồng với nhiều hiện vật thu thập từ khai quật di tích Hoàng thành Thăng Long trước đó một thời gian ngắn. Vì vậy, các nhà nghiên cứu lịch sử ở nhiều lĩnh vực khi đến đây được chứng kiến các hiện vật khai quật đã cùng nhau gọi vui di tích này là "Hoàng thành Thăng Long thứ hai ở Việt Nam".

Như vậy, cũng đủ thấy những giá trị lịch sử, văn hóa của di tích khảo cổ học Hắc Y - Đại Cại ở Lục Yên là quý báu đến nhường nào!

Tuy nhiên, đi đôi với niềm tự hào đó thì trách nhiệm của mọi cấp, ngành, những người nghiên cứu lịch sử, văn hóa và trực tiếp là nhân dân các dân tộc ở huyện Lục Yên cũng hết sức nặng nề. Vấn đề đặt ra cho chúng ta cần phải tìm câu trả lời, vì sao ở một vùng đất xa sôi kinh thành Thăng Long xưa là vậy mà lại xuất hiện đậm nét những kiến trúc của nhà Trần có niên đại rất sớm? Vì sao lại có những tòa thành và kiến trúc tôn giáo bề thế như vậy? Các họa tiết hoa văn do đâu mà lại mang cả những yếu tố của kiến trúc cung đình đó là hình rồng, phượng... Hoặc do đâu mà những kiến trúc đền tháp ở đây lại hội tụ rất điển hình các yếu tố tôn giáo như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo cùng các yếu tố đặc trưng của văn hoá Trung Hoa - Đại Việt - Chăm pa? Vị trí địa lý của Lục Yên xưa có ý nghĩa như thế nào với lịch sử đương đại? Những di tích khảo cổ ở đây có mối liên hệ như thế nào đối với nhân vật Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật - người được triều đình giao trấn thủ miền biên viễn này?...

Cùng với trách nhiệm làm sáng tỏ các giá trị lịch sử, văn hóa thì những trách nhiệm khác cũng hết sức nặng nề. Đó là, tỉnh Yên Bái và huyện Lục Yên cần tiếp tục xác định, ngoài di tích này còn có những di tích nào khác tương tự để có kế hoạch bảo tồn và tránh sự xâm hại vô thức của thiên nhiên và con người. Di tích thành Đại Cại đã được khai quật phát lộ và để giữ nguyên hiện trạng, nên rất cần có sự đầu tư bảo vệ, bảo tồn để ngăn chặn sự huỷ hoại hiện vật do sự khắc nghiệt của thời tiết. Đồng thời, chúng ta cần có những định hướng thích hợp cho khai thác những giá trị của di tích này trong giáo dục lịch sử, văn hóa đối với quần chúng nhân dân và biến nó thành tiềm năng du lịch - thương mại...

 Hoàng Nhâm

Các tin khác
Tiết mục của Cụm thi đua số 5 giành giải Nhất thể loại tốp ca .

Thiết thực hưởng ứng các phong trào thi đua do công đoàn viên chức tỉnh phát động và chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), chiều 18/5, tại rạp Hồng Hà, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan “Tiếng hát công chức, viên chức, lao động (CCVCLĐ)” năm 2024.

Việc lựa chọn công nghệ thực tế ảo tương tác 3D trong một không gian di sản đã được thực hiện tại một khu phòng trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân dân

Nhiều bảo tàng ở Việt Nam hiện không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra trưng bày, triển lãm theo kỳ/cuộc mà hướng tới cung cấp trải nghiệm toàn diện cho du khách từ không gian thực cho đến không gian “ảo”.

Cựu thanh niên xung phong tham dự triển lãm cùng thắp hương cho đồng đội từng tham gia mở đường Trường Sơn

80 bức ảnh tư liệu khơi gợi niềm tự hào, kiêu hãnh trong những năm tháng mở đường Trường Sơn vừa được Trung ương Đoàn tổ chức triển lãm tại Quảng Bình.

Ba cuốn tiểu thuyết trong bộ tiểu thuyết

Tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục