''Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng'' - tư liệu mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/5/2023 | 7:41:19 AM

Kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023), tại Đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1 - TPHCM) diễn ra buổi tọa đàm, giới thiệu cuốn sách với những tư liệu mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cuốn sách
Cuốn sách "Từ Làng Sen đến bến Nhà Rồng" ấn bản mới nhất.

Vào sáng 19/5, nằm trong các hoạt động Kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, BTC Đường sách Nguyễn Văn Bình tổ chức tọa đàm, giới thiệu cuốn sách Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng của GS.TS, Nhà văn Trình Quang Phú.

Đây là cuốn sách đã được nhiều nhà xuất bản trong nước tham gia ấn hành nhiều lần. Tuy nhiên trong ấn bản lần thứ 22, cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật thực hiện với nhiều nội dung có chỉnh sửa, bổ sung tư liệu mới.


 Nhiều cuốn sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh được giới thiệu tại Đường sách Nguyễn Văn Bình. 

Cụ thể tại lần xuất bản này, cuốn sách đã có nhiều bổ sung, chỉnh sửa như là sắp xếp lại thứ tự các bài viết ở từng phần cho phù hợp hơn.

Ngoài ra cuốn sách cũng bổ sung 5 bài viết, trong đó đặc biệt có bài Bông Huệ thơm viết về người bạn của Bác Hồ (bà Lê Thị Huệ) ở Sài Gòn trước lúc Người ra đi tìm đường cứu nước. Bài Một số tư liệu khảo cứu về Bác ở miền Nam làm rõ một số vấn đề, mốc thời gian liên quan đến Bác Hồ ở miền Nam mà trước nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất như thời gian Bác vào trường Quốc học, thời gian Bác tham gia phong trào chống thuế, về phương tiện đi vào Nam của Bác, về việc Bác vào Quy Nhơn, về địa điểm Bác xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước năm 1911...

Cuốn Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng có nội dung được chia thành hai phần: Phần thứ nhất với tên gọi Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng, gồm các bài viết về thời niên thiếu của Bác, từ lúc ở Làng Sen cho đến lúc Người rời Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước. Phần thứ hai với tên gọi Miền Nam trong trái tim Người ghi lại những câu chuyện cảm động của một số chứng nhân lịch sử đã may mắn, vinh dự được gặp Bác Hồ như các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Thị Bình, Trần Văn Trà, Luật sư Trịnh Đình Thảo, nhà thơ Thanh Hải, Anh hùng Tạ Thị Kiều, Chiến sĩ thi đua Ngô Thị Tuyết, Dũng sĩ tí hon Hồ Thị Thu, Dũng sĩ Trần Thị Bưởi… và của chính tác giả - GS.TS, Nhà văn Trình Quang Phú. Các câu chuyện đã thể hiện tấm lòng kính yêu vô hạn của đồng bào, chiến sĩ miền Nam đối với Bác Hồ và cũng đã khắc họa rất chân thực, xúc động tình cảm, nỗi nhớ thương miền Nam của Bác, bởi "miền Nam luôn luôn ở trong trái tim Người”.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, cuốn sách Làng Sen đến Bến Nhà Rồng không những có giá trị về mặt khoa học, mà còn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu Bác Hồ - vị Cha già kính yêu của dân tộc cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ, qua đó góp phần thiết thực vào việc đẩy mạnh cuộc vận động Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Ngoài hoạt động tọa đàm giới thiệu về cuốn sách, tại Đường sách Nguyễn Văn Bình còn triển lãm sách, tư liệu, hình ảnh về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Triển lãm cũng giới thiệu những mô hình, không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TPHCM cũng như giới thiệu những tư liệu, sách và các ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh để qua đó khắc họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Người và giới thiệu tủ sách học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

(Theo TPO)

Các tin khác
Bộ tem bưu chính “Nhà sàn Bác Hồ trong khu Phủ Chủ tịch”.

Ngày 17/5, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức buổi lễ phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính "Nhà sàn Bác Hồ trong khu Phủ Chủ tịch".

Đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.

Ngày 17-5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch phối hợp với Trung tâm Lưu trữ III - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước khai mạc Triển lãm “Sưu tập chữ ký và bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1969” nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) và 65 năm Bác Hồ về ở và làm việc tại Ngôi Nhà sàn trong Khu Phủ Chủ tịch (17/5/1958 - 17/5/2023).

Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam thuộc các loại hình lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng, tri thức dân gian của đồng bào các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có văn bản gửi Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam về việc xem xét đăng ký hồ sơ ưu tiên cho đợt xét duyệt năm 2024. Trong đó, Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam được đề cử làm hồ sơ ưu tiên của Việt Nam cho đợt xét duyệt năm 2024.

Ảnh: Bảo tàng Hà Nội

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc tại rất nhiều nơi, trong đó Thủ đô Hà Nội là nơi Người gắn bó lâu nhất (17 năm, từ năm 1945 đến năm 1946 và từ năm 1954 đến năm 1969).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục