Văn Chấn phát triển kinh tế gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/12/2023 | 2:08:15 PM

YênBái - Những năm qua, huyện Văn Chấn đã từng bước phát huy được tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống riêng của địa phương, để đưa văn hóa thực sự trở thành sản phẩm đặc trưng, mũi nhọn thúc đẩy kinh tế du lịch, nâng cao đời sống nhân dân.

Người dân rước Lễ thực hiện nghi thức cúng cây chè Tổ tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.
Người dân rước Lễ thực hiện nghi thức cúng cây chè Tổ tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

Văn Chấn hiện có 11 di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh. Huyện có 1 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận cấp quốc gia là Nghệ thuật trình diễn dân gian- nghệ thuật khèn của người Mông cung với 2 huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và trên 30 lễ hội truyền thống được tổ chức thường xuyên như: Lễ hội Lồng tồng dân tộc Thái, Lễ hội cầu mùa dân tộc Khơ Mú, Lễ cấp sắc dân tộc Dao, Lễ hội Cầu đình dân tộc Tày, Lễ hội cốm xã Tú Lệ, Lễ cúng cây chè tổ tại Suối Giàng… 

Xác định phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc, thiết thực nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc cho nhân dân, huyện đã tập trung thực hiện hiệu quả, kịp thời các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; triển khai và thực hiện các giải pháp, chính sách nhằm thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực; trực tiếp hỗ trợ tạo lập, quản lý, duy trì và phát triển cho nhiều đặc sản địa phương (ưu tiên các sản phẩm OCOP). 

Qua đó, nâng cao vị thế của các sản phẩm đặc sản trên thị trường, góp phần đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho người dân, tạo nền tảng để phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương. 

Văn Chấn cũng tập trung tuyên truyền, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ và chuyển đổi số để giới thiệu, quảng bá các điểm du lịch gắn với bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm thu hút khách du lịch, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

Mạnh Cường

Tags Yên Bái Suối Giàng Văn Chấn bản sắc văn hóa cấp sắc Khơ Mú

Các tin khác
Cuốn tiểu thuyết giả tưởng có phần lớn bối cảnh tại Việt Nam.

Cuốn tiểu thuyết giả tưởng ly kỳ, đầy gay cấn về sinh thái biển “Con rít” của tác giả người Phần Lan Risto Isomaki, phần lớn lấy bối cảnh Việt Nam, vừa được Nhà Xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành. Tác giả cuốn sách cũng đang mong muốn hợp tác làm phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết này.

Được thành lập năm 2014, Bảo tàng Áo Dài là một trong những bảo tàng tư nhân tại TP HCM, thuộc nhóm bảo tàng chuyên đề của Sở Du lịch TP HCM, do họa sĩ - nhà thiết kế áo dài Sĩ Hoàng khởi xướng và xây dựng từ ý tưởng. Bảo tàng Áo Dài đã trở thành sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao tặng thưởng cho tác giả đạt mức A.

Tác phẩm “Thơ - quan niệm và những sắc thái thẩm mỹ” của Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân Mã Giang Lân được Tặng thưởng mức A của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Tác phẩm đạt Giải Nhất - Dáng hồng thơm hương

Chiều tối 6/12, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi và triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục