Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4)

Lan tỏa sách cùng văn hóa đọc

  • Cập nhật: Chủ nhật, 21/4/2024 | 8:02:36 AM

YênBái - Tại Yên Bái, những không gian sách được hệ thống thư viện sắp xếp, trang trí đẹp mắt - là nơi trưng bày và giới thiệu những đầu sách mới, bổ ích, đa dạng thể loại. Các chuyến xe thư viện lưu động cũng chẳng ngại trời mưa, nắng vẫn đều đặn vượt qua những chặng đường đèo núi chênh vênh để mang tri thức đến với nhiều người hơn nữa.

Không gian thư viện hạnh phúc tại Trường Tiểu học và THCS Đông Cuông, huyện Văn Yên.
Không gian thư viện hạnh phúc tại Trường Tiểu học và THCS Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Sách là một trong những con đường để tiếp cận thông tin, tri thức, văn hóa; đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Từ nhiều năm qua, tỉnh cùng các địa phương đã có nhiều cách thức khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách thông qua việc tạo dựng môi trường đọc thuận lợi, hình thành thói quen đọc sách ở cộng đồng, trường học và gia đình, đặc biệt quan tâm đến vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 


Hàng năm, sự kiện Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam đều được tổ chức thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. 

Những không gian sách được hệ thống thư viện sắp xếp, trang trí đẹp mắt - là nơi trưng bày và giới thiệu những đầu sách mới, bổ ích, đa dạng thể loại. Các chuyến xe thư viện lưu động cũng chẳng ngại trời mưa, nắng vẫn đều đặn vượt qua những chặng đường đèo núi chênh vênh để mang tri thức đến với nhiều người hơn nữa. 

Số sách, báo này đã phát động nên phong trào đọc sách rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, thu hẹp khoảng cách chênh lệch được tiếp cận thông tin của đồng bào giữa các khu vực trong tỉnh, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Năm 2023, các chuyến xe này đã phục vụ 55.000 lượt bạn đọc với 105.209 lượt sách báo luân chuyển. 

Tại các trường học, ngày hội đọc sách, các buổi giao lưu, tọa đàm, các cuộc thi về sách, đọc sách được tổ chức dưới nhiều hình thức. Học sinh tự trao đổi sách, viết những cảm nhận về sách và cùng xây dựng, trang trí các góc thư viện xanh, thân thiện giúp việc đọc sách trở nên thú vị, hấp dẫn. Chiều thứ Sáu mỗi tuần, thư viện cộng đồng tại xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải lại rộn ràng tiếng nói cười của nhiều học sinh. Không chỉ đọc tại chỗ, các cuốn sách còn theo chân các em trở về nhà, lan tỏa tới gia đình và xóm làng. 

Cô giáo Nguyễn Thùy Nhung - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Dế Xu Phình cho biết: "Để khuyến khích phong trào đọc sách trong nhà trường, ngoài tạo môi trường đọc thuận lợi thông qua hoạt động của các thư viện ngoài trời, thư viện xanh, từ năm 2022, mỗi năm, nhà trường đã tổ chức ít nhất 2 hoạt động về sách và văn hóa đọc, chủ động kết nối với đơn vị tài trợ để có phần thưởng trao tặng. Năm 2023, nhà trường đã tổ chức buổi ngoại khóa "Sách hay - bạn tốt” cho học sinh toàn trường và Cuộc thi "Cùng nhau đọc sách, gắn kết yêu thương” dành cho học sinh và các bậc phụ huynh. Năm nay, nhà trường đã tổ chức cuộc thi giới thiệu sách hay và sân khấu hóa các câu truyện từ sách”. 

Cùng với thư viện trường học, mạng lưới tủ sách ở cơ sở cũng được hình thành ở nhiều xã, có nơi phát triển tới tận thôn, bản mang kỳ vọng sẽ đưa thông tin, kiến thức kinh tế, văn hóa, xã hội đến với người dân, góp phần nâng cao văn hóa đọc trong cộng đồng. Riêng năm 2023, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng 28 tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nhờ đó, toàn tỉnh có trên 130 tủ sách ở cơ sở. Các tủ sách được đặt trong nhà văn hóa của xã, phường, thị trấn, trung bình mỗi tủ sách có 150 - 200 đầu sách.

Ngày nay, xã hội càng phát triển, sách càng phải cạnh tranh với nhiều loại hình giải trí hấp dẫn và thu hút hơn. Nhưng cũng chính sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ giúp sách đã có mặt ở hầu khắp nơi, trên nhiều nền tảng, mạng xã hội với nhiều hình thức phong phú như: sách nói, sách điện tử, sách 3D… Tuy nhiên, mỗi người cũng cần rèn luyện cho mình "thói quen đọc” và "kỹ năng đọc” để văn hóa đọc không bị lấn át trong thời đại bùng nổ thông tin mà thực sự trở thành công cụ để nâng cao và tích lũy kiến thức.

Hoài Anh

Các tin khác

Sáng 20/4, tại Trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tổ chức hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 và Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ số, công nghệ AI để nâng cao hiệu quả đọc sách và học tập”.

Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống tại lễ kỷ niệm 1085 năm vua Ngô Quyền định đô tại Cổ Loa.

Tối 19/4, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng vương, định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).

Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục