Chia tay Bác Trọng!

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/7/2024 | 9:39:29 AM

YênBái - 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024, trái tim của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người chiến sĩ cộng sản, nhà lãnh đạo xuất sắc, trí tuệ, bản lĩnh, một nhân cách lớn và nghĩa tình đã ngừng đập. Trong niềm tiếc thương vô hạn, Đại tá Nguyễn Văn Dũng - Trưởng phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Yên Bái đã cảm xúc viết nên bài thơ "Chia tay Bác Trọng". Báo Yên Bái xin được giới thiệu cùng bạn đọc!

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng giản dị, gần gũi, vui vẻ chụp ảnh cùng bà con các dân tộc huyện Trấn Yên tại Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” cấp quốc gia xuân Kỷ Hợi 2019 tại Yên Bái.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng giản dị, gần gũi, vui vẻ chụp ảnh cùng bà con các dân tộc huyện Trấn Yên tại Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” cấp quốc gia xuân Kỷ Hợi 2019 tại Yên Bái.

Bác đi đã 6 hôm rồi…
Toàn dân thương tiếc, ông trời đổ mưa…
Quốc kỳ từ sáng tới trưa
Không bay-ủ rũ, lệ tuôn trong cờ.
Bác ơi, biết đến bao giờ
Mới nguôi đau xót trong lòng chúng con?
Toàn dân nước Việt tiếc thương
Tiếc vì Bác đã ra đi thật rồi
Bác đã dành cả cuộc đời…
Vì dân vì nước một đời thanh cao.
Bác Trọng là một vì sao
Dẫn đường chỉ lối qua bao chặng đường
Bác truyền sức mạnh phi thường.
Diệt quân tham nhũng, mở đường tiến lên
"Không làm thì dẹp sang bên "
Để cho người khác xông lên "đốt lò "
Đốt cho củi mục thành tro
Đốt thiêu sâu mọt trong thân củi này
Cho Dân, cho Nước có ngày…
Được sống hạnh phúc - mỗi ngày tốt lên
Bác luôn thao thức hàng đêm
Bác luôn trăn trở xem nên thế nào
Giặc nội-không thể ào ào
Phải suy tính kỹ thế nào mới xong.
Toàn dân phấn khởi đang mong...
Mong Bác khoẻ mãi để dân được nhờ…
Vậy mà lại chẳng ai ngờ
Bác đi nhanh quá, bây giờ làm sao?
Việc còn dang dở biết bao
Chúng con bối rối làm sao bây giờ?
Có ai học được chữ ngờ
Thôi đành tiễn Bác trở về cõi tiên
Chúng con mong Bác bình yên
Ngàn thu vui vẻ ở bên Bác Hồ.

 Nguyễn Văn Dũng

Các tin khác
Truyền dạy văn hoá cho thế hệ trẻ ở Nghĩa Lộ

Thấm nhuần quan điểm của Đảng và khắc ghi câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc Tây Bắc luôn quan tâm tới việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nhằm tạo sức mạnh nội sinh để phát triển.

Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc.

Hôm nay tròn 56 năm ngày mất của 10 cô gái thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc (24/7/1968 – 24/7/2024), tôi đã gặp ông - một thương binh, một chứng nhân của lịch sử hơn nửa thế kỷ trước.

Múa xòe được đưa vào truyền dạy trong trường học ở thị xã Nghĩa Lộ.

Huy động xã hội hóa các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản chính là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản của thị xã Nghĩa Lộ giàu bản sắc văn hóa, đặc biệt là bản sác văn hóa dân tộc Thái.

Tiết mục biểu diến của tổ dân phố số 7, phường Yên Ninh nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.

Trong Câu lạc bộ dân vũ- thể thao có cụ bà gần 80 tuổi vẫn hăng hái tham gia. Ban đầu đi tập, cụ còn gù lưng; giờ sau 3 năm tập luyện, cụ đã đi thẳng lên được. Giảm các bệnh liên quan đến béo phì, đái tháo đường, tim mạch, đó cũng là cách để người tập tận hưởng niềm vui trong cuộc sống. Một ví dụ sinh động phản ánh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục