Ra mắt sản phẩm mới trong tour đêm tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/11/2024 | 2:52:21 PM

Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám làm mới tour trải nghiệm đêm với việc ra mắt phim 3D mapping “Sử đá lưu danh”.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở nên sống động với các màn trình diễn 3D mapping.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở nên sống động với các màn trình diễn 3D mapping.

Tối 28/11, Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám giới thiệu phim 3D mapping "Sử đá lưu danh”. Đây là một sản phẩm mới nằm trong tour trải nghiệm đêm Tinh hoa đạo học tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Đến với tour trải nghiệm đêm, khách tham quan sẽ trải qua một hành trình khám phá các không gian khác nhau của Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Ngay từ khi bước qua cổng chính có tên gọi Văn Miếu Môn, rồi đến khu vực Khuê Văn Các, vườn bia Tiến sĩ…, khách du lịch được tham gia các trải nghiệm với sự hỗ trợ của ánh sáng, công nghệ. Nổi bật trong đó là tương tác với cụ rùa bằng trí tuệ nhân tạo, vẽ thư pháp bằng kính thực tế tăng cường…


Nhân vật chính trong bộ phim là chú rùa với hành trình khám phá của mình.

Điểm nhấn của tour Tinh hoa đạo học là trình chiếu phim 3D Mapping trên nền là Nhà Thái học trong khuôn viên di tích. Nếu như trước đây, khách tham quan được trải nghiệm bộ phim có tiêu đề là Tinh hoa đạo học, thì nay, Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám giới thiệu phim 3D mapping "Sử đá lưu danh”.

Nội dung câu chuyện kể về một chú rùa đi tìm kiếm những giá trị ẩn sau lớp mặt đá im lìm của 82 bia tiến sĩ. Chú đã khám phá ra mỗi tấm bia chính là một pho sử viết về các kỳ thi và những người đỗ đạt khoa bảng.

Câu chuyện truyền cảm hứng khiến chú rùa mong được học hành đỗ đạt nên đi tìm thầy bái sư xin học. Chú được thầy tặng một cuốn sách, rồi tình cờ một cơn giông lốc nổi lên khiến cho cuốn sách bị mở tung và các trang sách bay khắp nơi. Chú nhận ra những trang sách đó là nội dung khắc trên những tấm bia tiến sĩ. Thế rồi, cuốn sách lại biến thành một tảng đá xù xì. Một đàn chim gõ kiến bay đến, đậu lên tảng đá và bắt đầu gõ vào mặt đá. Mỗi chú chim gõ kiến biến thành một bàn tay người thợ chạm khắc đá để rồi cuối cùng tạo nên một tấm bia tiến sĩ hoàn chỉnh. Chú rùa hân hoan ôm lấy tấm bia như một món quà quý giá...


Khách tham quan thích thú khi được tham gia trải nghiệm.

Với việc biến Nhà Thái học thành một màn hình khổng lồ, với hệ thống âm thanh, ánh sáng sống động, phim Sử đá lưu danh để lại ấn tượng mạnh với công chúng, giúp di sản gần gũi hơn với cộng đồng, nhất là giới trẻ.

Theo Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, câu chuyện là sự gợi mở để mỗi khách tham quan khi đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám hãy dành thời gian tìm hiểu các bia tiến sĩ Thăng Long như những cuốn sử bằng đá tôn vinh truyền thống học tập trong mỗi con người Việt Nam.

Với việc cho ra mắt phim 3D mapping Sử đá lưu danh, khách tham quan có thêm lựa chọn khi tham gia tour trải nghiệm đêm tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, qua đó, giúp di tích sống động hơn, hấp dẫn hơn đối với khách du lịch.

(Theo NDO)

Các tin khác
Lịch chiếu phim tại Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ Khai mạc Tuần phim vào hồi 19 giờ ngày 2/12/2024 tại Điện ảnh Quân đội nhân dân và trình chiếu tám bộ phim khơi dậy lòng tự hào dân tộc.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho đại diện các đoàn tham dự liên hoan.

Tối 28/11, Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh, do UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã được khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.

Khu di tích Đa Hòa - Dạ Trạch (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên).

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 26/11/2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16) đối với 6 di tích.

Lục Yên tăng cường chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa hóa dân tộc, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội... (Trong ảnh: Phụ nữ xã Tân Phượng giữ gìn trang phục truyền thống)

Năm 2024, huyện Lục Yên có 193/195 thôn, tổ dân phố của 24 xã, thị trấn đạt danh hiệu "Thôn, tổ dân phố văn hóa”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục